Thứ Sáu ngày 15 tháng 11 năm 2024

Nỗi ám ảnh của một cô bạn

Một cô bạn đồng nghiệp tối 24-4-2020 đi làm về tối muộn khi ngang qua ngã tư 3-2 và Lý Thái Tổ (Q.10, TP.HCM) nhìn thấy một người thanh niên đội nón bảo hiểm và đeo khẩu trang ngồi dưới đèn đỏ để xin ăn. Cô nói mình đã bị ám ảnh vì ánh mắt vừa cầu khẩn, vừa xấu hổ của người đó.

Lá người tổ chức nội dung của mảng truyền hình pháp luật, cô bạn tâm sự: Hỗm rày cô luôn canh cánh trong lòng nỗi lo đại dịch COVID-19 sẽ dẫn tới tình trạng bần cùng sinh đạo tặc. Tội phạm và tội ác sẽ gia tăng.

Tôi khuyên cô với nghiệp vụ của mình nên thường xuyên cảnh báo cộng đồng có ý thức cảnh giác bảo vệ mình và người thân.

Cô bạn nói rằng chính vì lo sợ điều đó, cô đã chọn cách xăn tay áo lo chuyện chia sẻ lương thực và nhu yếu phẩm cho những người khó khăn để góp phần giúp họ không có cảm giác bị bỏ rơi mà uất hận. Cô nói mình đã đi khảo sát nhiều nơi và nhận thấy người ta không chỉ cần có gạo, mà còn cả thực phẩm, dầu ăn, mắm muối. Thậm chí cô còn nghĩ tới việc cung cấp sữa cho người già và trẻ con, ít nhất mỗi tuần cũng được một lần.

Từ kinh nghiệm của mình, cô bạn nói rằng nếu tổ chức phát quà nhiều, quy mô lớn, được tài trợ lớn, ta nên làm như những đợt cứu trợ thiên tai. Đó là chọn địa phương và phối hợp với chính quyền địa phương để có thể đưa quà tới tận tay những người khó khăn tại địa phương. Do quà có hạn nên cần phải có cách làm thích hợp để đưa tới đúng đối tượng.

Để tránh bị quy chụp chi đó rất rách việc và vô duyên, tôi bèn dùng ảnh này. Tội phạm, chật chội và thiếu thốn là những cái phổ biến tại khu ổ chuột San Roque ở Manila (Philippines). Ảnh: Jes Aznar for The New York Times/ Internet. Thanks.
Đại dịch COVID-19 càng làm cho những người nghèo khổ tại Kibera, khu ổ chuột lớn nhất ở Nairobi (Kenya), càng thêm đói nghèo hơn. Ảnh: Tyler Hicks/The New York Times/ Internet. Thanks.

PHẠM HỒNG PHƯỚC