Thứ Bảy ngày 23 tháng 11 năm 2024

Visa khẳng định vai trò của bảo mật thông tin trong bối cảnh thanh toán không tiếp xúc gia tăng

Hội nghị thượng đỉnh thường niên về an ninh thanh toán tại Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Visa Security Summit) do Visa tổ chức online từ ngày 18 đến 21-5-2021 đã nêu bật những thay đổi đáng kể khi nhu cầu sử dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc (contactless payment) ngày càng tăng mạnh trong khu vực. Bên cạnh đó, hội nghị cũng kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường hợp tác để giải quyết các mối lo ngại trong bảo mật thanh toán.

Trong một cuộc phỏng vấn của báo giới sau hội nghị, ông Pavan Kumar, Giám đốc Quản lý Rủi ro tại Visa Đông Nam Á, đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về các xu hướng thanh toán phổ biến trong năm qua cũng như đề xuất các giải pháp của Visa để đáp ứng nhu cầu bảo mật cho các đối tác. Với sự hỗ trợ của công ty T&A Ogilvy, đại diện truyền thông của Visa ở Việt Nam, MediaOnline xin giới thiệu với bạn đọc bản Việt ngữ của cuộc phỏng vấn này,

Ông Pavan Muttireddy.

Vừa qua, Visa lần đầu tiên tổ chức với hình thức online Hội nghị thượng đỉnh thường niên về an ninh thanh toán tại Châu Á – Thái Bình Dương. Ông có thể cho biết hội nghị đã gặt hái được những kết quả đáng chú ý nào?

Ông Pavan Muttireddy: Hội nghị thượng đỉnh về an ninh thanh toán tại Châu Á – Thái Bình Dương là sự kiện lớn nhất của Visa trong khu vực, được diễn ra lần thứ 16 tại các thành phố khác nhau. Mặc dù năm nay chúng tôi chuyển đổi sang hình thức hội nghị trực tuyến nhưng sự kiện vẫn thu hút hơn 1.500 đối tác và khách hàng, con số này tăng gấp đôi so với hình thức thông thường. Đây là một tín hiệu cho thấy trong lĩnh vực thanh toán, sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Thương mại nói chung đang ở thời điểm then chốt khi thương mại điện tử (TMĐT) đang gia tăng vượt bậc, người tiêu dùng ưu tiên sử dụng các hình thức thanh toán số khi mua sắm tại các cửa hàng và hoạt động mua sắm trực tuyến ngày càng được ưa chuộng. Tại Hội nghị thượng đỉnh, chúng tôi cũng đã thảo luận về một loạt những gián đoạn do đại dịch gây ra bao gồm sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, tương lai của sự dịch chuyển dòng tiền và một lần nữa nhấn mạnh rằng bảo mật chính là yếu tố cơ bản đối với tất cả các cách thức thanh toán hiện đại mới.

Ông cho rằng những xu hướng nào sẽ góp phần định hình ngành thanh toán tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương trong năm tới?

Ông Pavan Muttireddy: Nghiên cứu thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện đã chỉ ra ba xu hướng rất rõ ràng của người tiêu dùng.

Trước hết, thanh toán không tiếp xúc dần chiếm ưu thế và trở thành một lựa chọn tối ưu giúp bảo đảm sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ. Đại dịch đã làm gián đoạn các hoạt động giải trí của người tiêu dùng khi họ buộc phải ngừng các chuyến du lịch, hoạt động ăn uống bên ngoài và mua sắm các mặt hàng xa xỉ phẩm. (Khảo sát của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam, do CLEAR triển khai vào tháng 8 và 9-2020 trên 1.000 người tiêu dùng làm việc bán thời gian, toàn thời gian và doanh chủ, với sự tổng hợp nhân khẩu học cân bằng giữa độ tuổi, giới tính và mức thu nhập- Chú thích của MediaOnline). Bên cạnh đó, COVID-19 còn khiến người tiêu dùng hạn chế sử dụng tiền mặt và thúc đẩy họ tìm đến các giải pháp thanh toán hiện đại hơn nhằm hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp và từ đó giảm thiểu khả năng lây nhiễm. Nghiên cứu của Visa cũng cho thấy 56% người tiêu dùng đã mang ít tiền mặt hơn, khiến số lượng các giao dịch tiền mặt giảm rõ rệt. Một nửa số giao dịch thanh toán trực tiếp ở Châu Á – Thái Bình Dương là thanh toán không tiếp xúc, chứng tỏ hình thức thanh toán này ngày càng được ưa chuộng hơn so với tiền mặt. (Theo “Hành trình Tái thiết Thương mại”, trình bày bởi Chris Clark, Chủ tịch Visa tại Châu Á – Thái Bình Dương, Visa, 2021. Chú thích của MediaOnline).

Dịch bệnh cũng khiến người tiêu dùng nâng cao nhu cầu được trải nghiệm dịch vụ nhanh chóng và có chất lượng. 85% người dùng đang mua hàng trên các ứng dụng ít nhất một lần một tuần. Người tiêu dùng cũng dần nhận ra tiềm năng của TMĐT và đón nhận sự tiện lợi và tính tiết kiệm mà TMĐT mang lại.

Tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu của người tiêu dùng là dấu hiệu cho thấy những lỗ hổng trong hệ sinh thái thanh toán cần được quan tâm đặc biệt. Khi thương mại chuyển sang nền tảng trực tuyến, các hình thức gian lận cũng chuyển đổi theo, dẫn đến các trường hợp đánh cắp thẻ thanh toán cũng trên đà leo thang, làm gia tăng mối lo ngại về bảo mật thanh toán giữa tất cả các bên liên quan. Theo nghiên cứu của Visa, có tới 51% người tiêu dùng Việt Nam lo sợ bị xâm nhập bởi phần mềm độc hại và virus trên điện thoại và 41% trong số họ lo ngại về việc bị lộ thông tin khi các bên thứ ba có thể truy cập trái phép vào thiết bị. Đây là những rào cản trong quá trình triển khai rộng rãi các hình thức thanh toán số và do đó cần được giải quyết bằng cách liên tục tạo ra những sáng kiến đổi mới về bảo mật thanh toán.

Thanh toán không tiếp xúc.

Những xu hướng này sẽ tác động như thế nào đối với ngành thanh toán tại Việt Nam?

Ông Pavan Muttireddy: Cũng như nhiều quốc gia khác, ở Việt Nam, đại dịch đã gây ra những thay đổi đáng kể trong hành vi tiêu dùng, các hoạt động thương mại và kéo theo đó là những thay đổi trong thanh toán kỹ thuật số. Theo nghiên cứu thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện, thanh toán bằng mã QR, thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động và thanh toán qua ví điện tử là những phương thức được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng xu hướng này vẫn tiếp tục duy trì vì hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều đánh giá cao các khía cạnh an ninh và tiện lợi của các hình thức thanh toán này.

Nhìn chung, nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về các phương thức thanh toán không tiếp xúc ngày càng gia tăng. Thanh toán bằng mã QR và ví điện tử trở nên sôi động và đa dạng hơn với sự tham gia của các đơn vị cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước. Người tiêu dùng Việt Nam cũng nhanh chóng đón nhận các công nghệ thanh toán mới và sẵn sàng trải nghiệm những giải pháp của các nhà cung cấp dịch vụ có quy mô nhỏ trong thị trường thanh toán bằng mã QR và ví điện tử.

Người tiêu dùng đã từng trải nghiệm thanh toán không tiếp xúc cho biết phương thức thanh toán này an toàn và thuận tiện hơn nhiều so với việc phải mang theo tiền mặt. Mặc dù 86% người được khảo sát tin rằng thanh toán qua điện thoại di động là một giải pháp an toàn, tuy nhiên Visa nhận thấy cần phải nỗ lực cải tiến, sáng tạo nhiều hơn nữa để tăng cường củng cố lòng tin của người tiêu dùng.

Visa đang giải quyết những vấn đề bảo mật thanh toán như thế nào và bức tranh về bảo mật đang có những thay đổi gì?

Ông Pavan Muttireddy: Khi hoạt động bán lẻ dần dịch chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số, kỳ vọng của người tiêu dùng sẽ tăng lên, đòi hỏi những trải nghiệm mua sắm an toàn và thuận tiện hơn. Đặc biệt, họ mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ có thể bảo đảm an toàn cho các giao dịch, các chi tiết cá nhân và tài chính của họ.

Một trong những giải pháp mà Visa mang lại để tăng cường bảo mật là dịch vụ Visa Token (Visa Token Service – VTS), giúp chuyển đổi các thông tin thanh toán như số thẻ và các chi tiết khác của tài khoản thanh toán thành các mã điện tử ngẫu nhiên. Khi dữ liệu bị đánh cắp, nó không chứa bất kỳ thông tin xác thực nào, làm vô hiệu hóa các hoạt động đánh cắp, gian lận.

Năm vừa qua, dịch vụ Visa Token đã phát triển với tốc độ chóng mặt khi ngày càng nhiều ngân hàng phát hành thẻ và đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ đầu tư vào các giải pháp bảo mật. Chúng tôi đã từng mất hơn 5 năm để phát hành 1,4 tỷ mã điện tử trên toàn thế giới, nhưng bây giờ chúng tôi đã vượt mốc 2 tỷ mã điện tử chỉ trong vòng 10 tháng. (Theo “Bảo mật thanh toán là yếu tố then chốt khi Châu Á – Thái Bình Dương tiến hành định hình lại thương mại điện tử trong bối cảnh hậu đại dịch“, Visa, 2021. Chú thích của MediaOnline.) VTS hiện là một trong những nền tảng bảo mật thanh toán lớn nhất trên thị trường, bảo vệ dữ liệu của chủ thẻ đồng thời cho phép người tiêu dùng và nhà cung cấp lưu giữ thông tin thẻ, họ không cần phải điền đầy đủ thông tin mỗi lần thực hiện giao dịch thanh toán. Do đó, viêc mua sắm sẽ trở nên dễ dàng hơn trên các nền tảng TMĐT và mạng xã hội.

Một tính năng bảo mật khác giúp gia tăng sự tiện lợi cho người dùng là Bảo mật Visa (Visa Secure), sử dụng giao thức tin nhắn EMV 3-D Secure để xác thực các giao dịch thương mại điện tử không dùng thẻ. (Thương hiệu EMV thuộc sở hữu của EMVCo, LLC. Chú thích của MediaOnline.). Việc gia tăng thêm một lớp bảo mật đã giúp cho các giao dịch được diễn ra an toàn hơn, góp phần củng cố niềm tin của các tổ chức tài chính và người bán. Tính năng bảo mật này cũng có thể giảm rủi ro mất doanh thu cho người bán bằng việc tránh các đơn hàng bị từ chối thanh toán và tăng cường trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Tại Visa, chúng tôi khuyến nghị các tổ chức đầu tư vào việc thúc đẩy nền tảng an ninh và thiết lập một khuôn khổ quản trị vững chắc với chức năng chính là bảo mật và tránh khỏi việc bị xâm phạm dữ liệu.

MEDIAONLINE

+ Ảnh do Visa cung cấp.