Hệ thống chỉ số ACE kích hoạt tăng trưởng bền vững cho thương hiệu trên TikTok Shop
Đánh dấu cột mốc 2 năm tăng trưởng ấn tượng và dẫn đầu xu hướng Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) tại Việt Nam, TikTok Shop đã tổ chức thành công sự kiện TikTok Shop Summit 2024 với chủ đề “Giải pháp toàn diện thúc đẩy tăng trưởng bền vững” (One-stop Solution for Sustainable Growth). Nổi bật trong đó, chuỗi hội thảo chuyên đề với sự dẫn dắt của các chuyên gia đầu ngành đã cung cấp những thông tin giá trị về tiềm năng thị trường thương mại điện tử, những mô hình và giải pháp đột phá giúp thương hiệu, nhà bán hàng và cộng đồng sáng tạo nội dung khai thác tối đa hiệu quả của hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, từ công đoạn thiết kế danh mục sản phẩm đến chiến lược xây dựng nội dung, tối ưu hóa quảng cáo và chuyển đổi doanh thu.
Những nội dung này được kỳ vọng là hành trang cần thiết để những nhà bán hàng đang và sắp gia nhập nền tảng số sẵn sàng nắm bắt cơ hội và đổi mới kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh khởi sắc của làn sóng thương mại điện tử tại Việt Nam những năm sắp tới.
Hệ thống chỉ số ACE – chìa khóa mở lối thành công cho thương hiệu
Dựa trên những tiềm năng từ thị trường, ACE là mô hình chiến lược được TikTok Shop phát triển nhằm chuẩn hóa quy trình vận hành trên nền tảng và tạo đà tăng trưởng bền vững cho thương hiệu và nhà bán hàng. Hệ chỉ số ACE gồm tổng hòa của 3 thành tố chủ chốt: Assortment (Danh mục sản phẩm), Content (Nội dung) và Empowerment (Các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng).
Đối với khía cạnh Assortment (Danh mục sản phẩm), nhiệm vụ đặt ra cho nhà bán hàng và thương hiệu cần bảo đảm Trang sản phẩm và Trang cửa hàng được thiết kế bắt mắt và đầy đủ thông tin nhằm tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm của người tiêu dùng. TikTok Shop sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng với hơn 100 SKU. Theo đó, Trang Mua Sắm (Shop Tab) là một trong những công cụ được TikTok Shop phát triển giúp thương hiệu và nhà bán hàng tăng lượt truy cập và theo dõi cho Trang cá nhân. Cụ thể, các sản phẩm xu hướng và bán chạy ở những phiên Live sẽ được ưu tiên hiển thị ngay trên Shop Tab để người dùng dễ dàng lựa chọn. Ngoài ra, các sản phẩm liên quan đến từ khóa tìm kiếm của người tiêu dùng cũng sẽ được cá nhân hóa tùy vào từng nhu cầu mua sắm khác nhau.
Đến với khía cạnh Content (Nội dung), theo hệ chỉ số ACE, bên cạnh phục vụ trải nghiệm giải trí, thương hiệu và nhà bán hàng cần đầu tư chất xám và nguồn lực để xây dựng những nội dung cung cấp được thông tin giá trị và khuyến khích người dùng đưa ra quyết định mua hàng. Để thực hiện được mục tiêu này, thương hiệu và nhãn hàng cần tận dụng tối đa tính năng Live cũng như video ngắn từ nền tảng để phát triển những nội dung đa dạng và hữu ích xoay quanh sản phẩm. Bên cạnh đó, thương hiệu và nhà bán hàng cũng có thể hợp tác với cộng đồng sáng tạo nội dung thông qua hình thức Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) để thông tin sản phẩm được đưa đến người dùng một cách chân thực và có tính thuyết phục hơn. Từ đó, người dùng sẽ cảm thấy thoải mái khi xem các nội dung quảng cáo và dễ dàng chuyển hóa thành khách hàng tiềm năng.
Sau khi phối hợp hiệu quả giữa Danh mục sản phẩm và Nội dung, thương hiệu và nhà bán hàng nên đầu tư và tham gia các chiến dịch bán hàng trên TikTok Shop, quảng cáo và chăm sóc khách hàng với Empowerment (Các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng). TikTok Shop đã trang bị cho thương hiệu và nhãn hàng hàng loạt công cụ giúp tăng cường tương tác với người dùng xuyên suốt hành trình mua hàng, từ lúc tìm hiểu về sản phẩm đến thưởng thức nội dung, cân nhắc mua hàng và thực sự mua hàng. Một vài công cụ nổi bật có thể kể đến như Top View, Top Feed, In Feed Ads giúp mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu, Products Shopping Ads (PSA) giúp nắm bắt người dùng có ý định mua hàng, hay Video Shopping Ads (VSA) và LIVE Shopping Ads (LSA) giúp điều hướng sự quan tâm và cân nhắc mua hàng,…
Toàn cảnh thị trường và chân dung người tiêu dùng hiện đại
Theo ông Nguyễn Phương Lâm, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Thị trường, Công ty tư vấn TMĐT YouNet ECI, phân tích tại hội thảo, ngành thương mại điện tử Việt Nam vẫn sẽ giữ vững đà tăng trưởng với tổng giá trị hàng hóa (GMV) trong năm 2025 dự kiến đạt đỉnh 16,8 tỷ USD. Trong đó, Shoppertainment chính là mắt xích chủ chốt, chiếm gần ½ tổng giá trị hàng hóa toàn ngành với 8,1 tỷ USD.
Lý giải cho xu hướng này, Gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012), nhóm đối tượng chiếm hơn 73% lực lượng mua hàng trực tuyến, đã mở đường cho Shoppertainment tăng trưởng. Theo đó, quyết định bằng trực giác, vừa giải trí, vừa mua sắm và “chốt đơn” theo cộng đồng sáng tạo nội dung là 3 thói quen tiêu dùng nổi bật nhất của Gen Z. Cụ thể, 79% người dùng hiện đại được khảo sát cho biết động lực mua sắm của họ phần lớn được quyết định bởi trực giác. Trong khi, với 81% người dùng ưu tiên vừa xem các nội dung giải trí, vừa mua sắm dễ dàng ngay trên một nền tảng duy nhất thì có đến 73% người dùng lựa chọn mua sắm các sản phẩm được giới thiệu hoặc gợi ý bởi cộng đồng sáng tạo nội dung.
Cũng theo ông Lâm, những hành vi này đã mở rộng cơ hội cho các ngành hàng phát triển trên các nền tảng như TikTok Shop. Đặc biệt, Thời trang và Làm đẹp được dự đoán là ngành hàng có lợi thế lớn với nhiều tiềm năng tăng trưởng nhất.
Những thay đổi này cũng là tác nhân chính dẫn đến sự chuyển dịch lớn trong ngân sách quảng cáo của các thương hiệu và nhà bán hàng thời gian tới. Ông Hạnh Lê, Sáng lập viên và Giám đốc vận hành PMAX, nhận định ngân sách chi tiêu quảng cáo sẽ chuyển dịch đáng kể từ các nền tảng khác sang TikTok. Trong đó, ngân sách các thương hiệu “rót” vào TikTok đã tăng trưởng hơn 50%. Đây chính là thời điểm phù hợp để thương hiệu và nhà bán hàng tìm hiểu và tận dụng các giải pháp của TikTok nhằm tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo. Nhất là khi lượng người dùng mua sắm với TikTok đã tăng trưởng ấn tượng 36% chỉ trong gần 1 năm từ 2023 đến 2024.
Ứng dụng, thành công và tăng trưởng
Hệ thống chỉ số ACE cũng được phát triển dựa trên những bài học thành công của các nhãn hàng đã vận dụng hiệu quả công cụ TikTok và đạt được những chỉ số tăng trưởng ấn tượng.
Chỉ trong thời gian ngắn gia nhập nền tảng TikTok Shop, thương hiệu Việt Cocoon đã vươn lên dẫn đầu ngành hàng Chăm sóc Sức khỏe và Sắc đẹp với doanh thu tăng trưởng gấp 3,5 lần. Thành công này đến từ nỗ lực toàn diện của thương hiệu trong việc thiết kế danh mục sản phẩm đa dạng với hơn 100 lựa chọn khác nhau cùng trang hiển thị tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm hoặc đề xuất. Song song, Cocoon đặc biệt đầu tư phát triển nội dung khi tổ chức các phiên Live tối thiểu 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày, cộng tác với hơn 10 nghìn nhà sáng tạo nội dung bên cạnh sử dụng hiệu quả các giải pháp quảng cáo toàn phễu (full funnel marketing) như LSA, VSA hay PSA của TikTok Shop.
Paradox – thương hiệu thời trang nội địa được giới trẻ ưa thích cũng là một trường hợp phối hợp sức mạnh các thành tố A, C và E. Thay vì thiết kế danh mục sản phẩm đa dạng, Paradox ưu tiên quảng bá bộ sưu tập độc quyền kết hợp với hình thức Livestream độc đáo kéo dài 14 tiếng đồng hồ cùng 9 nhà sáng tạo nội dung theo hình thức Fashion Show. Kết hợp với các công cụ quảng cáo toàn phễu, thương hiệu đã dẫn đầu về doanh thu trong 3 ngày triển khai chiến dịch, tăng trưởng hơn 67 lần so với ngày thường.
Một ví dụ khác, dù gặp không ít sự cạnh tranh trong giai đoạn cao điểm như Tết cổ truyền, Mondelez Kinh Đôvẫn về đích ấn tượng với GMV tăng trưởng gấp 22 lần và giành vị trí Top 1 thương hiệu Hộp quà Tết của TikTok Shop. Xây dựng danh mục sản phẩm theo mùa với hơn 100 lựa chọn, Mondelez Kinh Đô đã bắt tay với hơn 470 nhà sáng tạo nội dung hàng đầu như Pew Pew, Phạm Thoại,… để triển khai các phiên Live mỗi ngày cùng mật độ đăng tải từ 2 đến 3 video mỗi tuần, kết hợp cùng bộ công cụ quảng cáo LSA, VSA và PSA của TikTok Shop.
T.P.O.
Nguồn do TikTok cung cấp.