Thứ Năm ngày 21 tháng 11 năm 2024

Huawei nói về những ưu thế của kỷ nguyên 5.5G

Tại Tuần lễ Đổi mới sáng tạo Win-Win (Win-Win Huawei Innovation Week) của Huawei diễn ra tại Shenzhen (Thâm Quyến, Trung Quốc) từ ngày 18-7-2022, ông David Wang, Giám đốc điều hành Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng quản lý Cơ sở hạ tầng ICT của Huawei, đã có bài phát biểu quan trọng mang tên “Đổi mới sáng tạo và Thắp sáng Kỷ nguyên 5.5G” (Innovation, Lighting up the 5.5G Era).

Trong bài phát biểu, ông Wang nói nhiều về bước phát triển tiếp theo của công nghệ 5G mà công ty gọi là 5.5G, cũng như lộ trình đổi mới sáng tạo của ngành trong 5-10 năm tới.

Ông David Wang.

Ông Wang nói: “Tầm nhìn đến năm 2025, yêu cầu dịch vụ mạng đa dạng và quy mô lớn sẽ tạo ra tiềm năng cực lớn cho thị trường mới. Chúng tôi ở đây là để thảo luận về những cơ hội này với các nhà khai thác và đối tác trong ngành, đồng thời khám phá những đổi mới mà chúng tôi cần để mở đường cho 5.5G.”

Huawei đã lần đầu tiên đề xuất 5.5G tại Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu (Global Mobile Broadband Forum) lần thứ 11 vào năm 2020 và F5.5G (còn gọi là 5.5G cố định) tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhà phân tích Toàn cầu (Global Analyst Summit) hồi tháng 4-2022. Từ đó đến nay, ngành công nghiệp này đã phát triển sôi động với những ý tưởng mới và ứng dụng tốt nhất có thể được.

Nhiều yêu cầu mới nâng cao tiêu chuẩn cho cơ sở hạ tầng ICT thế hệ tiếp theo

Theo ông Wang, những phát triển mới trong công nghệ kỹ thuật số cần phải hỗ trợ trải nghiệm theo thời gian thực, hấp dẫn và đắm chìm (immersive) hơn trong thế giới số, tiến tới cung cấp trải nghiệm mạng 10Gbps ở mọi nơi trên hành tinh.

Trên mặt trận công nghiệp, số hóa đã nhanh chóng đi đúng quỹ đạo. AI sẽ được tích hợp hoàn toàn vào các quy trình sản xuất của doanh nghiệp và quy mô của thị trường IoT 5.5G sẽ phát triển nhanh chóng. Việc con người hợp tác với robot trong các tình huống phức tạp cũng đặt ra các yêu cầu lớn hơn đối với các mạng công nghiệp thế hệ tiếp theo.

Hiện tại, mọi nút thắt tắc nghẽn trong điện toán như bức tường bộ nhớ, sử dụng bất cân bằng tài nguyên trung tâm dữ liệu, hiệu suất năng lượng thấp… đang cản trở đà tăng trưởng của nhu cầu điện toán mới. Để giải quyết các thách thức này, ngành công nghiệp cần phải đổi mới ở cấp độ kiến ​​trúc và hệ thống để thúc đẩy khả năng cung cấp điện toán.

6 tính năng của 5.5G – giá trị mới cho cuộc sống số và phát triển số

Đầu tiên là trải nghiệm 10Gbps cho người dùng. 5.5G sẽ mang lại trải nghiệm 10Gbps thông qua công nghệ MIMO có băng thông rộng hơn, hiệu suất băng thông lớn hơn và điều chế kỹ thuật số bậc cao hơn (higher-order modulation). F5.5G cũng sẽ mang lại trải nghiệm 10Gbps ở mọi nơi với các công nghệ thế hệ tiếp theo như FTTR, Wi-Fi 7, 50G PON và 800G.

Tại Tuần lễ Đổi mới sáng tạo Win-Win của Huawei, ông Wang lần đầu tiên đề xuất Net5.5G, xác định cột mốc phát triển mới của mạng IP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sức mạnh điện toán của các ứng dụng thông minh. Ông cho hay: “Khi quá trình số hóa diễn ra, các ứng dụng thông minh sẽ chứng kiến ​​khả năng thương mại hóa quy mô lớn và tài nguyên điện toán sẽ được đưa lên nhiều đám mây”.

“Các doanh nghiệp cần tận dụng sức mạnh điện toán từ đa đám mây với chi phí thấp hơn, tốc độ và linh hoạt hơn. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần tiếp tục đổi mới và xây dựng hệ thống IPv6 Nâng cao để giúp ngành phát triển mạnh mẽ. Đây là lý do tại sao Huawei đề xuất Net5.5G”, ông Wang cho biết thêm.

Thứ hai, phạm vi kinh doanh sẽ vượt ra ngoài khả năng kết nối. 5.5G sẽ vượt ra ngoài khả năng kết nối để chứa đựng cả các cảm biến, kéo theo số những kịch bản và ứng dụng mới. Các công nghệ cảm biến không dây và cảm biến sợi quang (Wireless sensing and fiber sensing technologies) sẽ được ứng dụng khi phương tiện giao thông – đường bộ – giám sát môi trường hợp tác với nhau. IOT thụ động sẽ tích hợp công nghệ thẻ di động và thẻ thụ động (cellular and passive tag technologies), để tạo ra 100 tỷ kết nối tiềm năng. Mạng lõi 5.5G sẽ xác định lại các kiến ​​trúc và công nghệ nền tảng để kích hoạt các dịch vụ mới như: mạng riêng trong ngành, mạng lĩnh vực công nghiệp và cuộc gọi mới.

Thứ ba, điện toán đa dạng sẽ kích hoạt các ứng dụng đa dạng. Trong kỷ nguyên 5.5G, các kiến ​​trúc điện toán sẽ được tái định nghĩa để tăng hiệu quả tính toán lên gấp 10 lần thông qua công nghệ chip và kiến ​​trúc kết nối đồng đẳng đầy đủ (full peer-to-peer interconnection architectures).

Thứ tư, lưu trữ lấy dữ liệu làm trung tâm sẽ phá vỡ các giới hạn hiện hữu trong kiến ​​trúc bộ nhớ. Bộ nhớ trong tương lai sẽ cải thiện hiệu suất lưu trữ gấp 10 lần thông qua kiến ​​trúc phần cứng và phần mềm tập trung vào dữ liệu, cũng như các công cụ tăng tốc ứng dụng dữ liệu đa dạng.

Thứ năm, AI gốc full-stack sẽ biến các mạng lái xe tự động (ADNs) cao cấp 4 (L4) trở thành hiện thực. ADNs đã trở thành mục tiêu chung của ngành. Toàn bộ trí tuệ nhân tạo AI nguyên gốc full-stack trong các cấu phần mạng đến mạng và dịch vụ, sẽ thúc đẩy bước tiến đột phá trong công nghệ ADNs. Các cải tiến mới như thuật toán nén cho hàng trăm chỉ số mạng và xác định lỗi chưa biết bằng mô hình nền tảng AI, sẽ được áp dụng rộng rãi trong kỷ nguyên 5.5G.

Cuối cùng, công nghệ xanh phát triển và đổi mới sáng tạo cấp hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Tổ chức Viễn thông Quốc tế (ITU-T) đã lựa chọn dữ liệu Mạng lưới carbon/Cường độ năng lượng (Network Carbon data/energy, NCIe) làm thước đo hiệu quả năng lượng thống nhất để định hướng lộ trình phát triển xanh của ngành. Huawei cũng phát triển các giải pháp sáng tạo cho các trạm phát sóng xanh, mạng xanh và các hoạt động xanh khác để tăng dung lượng mạng, cắt giảm tiêu thụ năng lượng trên mỗi bit. Các giải pháp này sẽ được trao quyền cho các nhà khai thác mạng viễn thông trong kỷ nguyên 5.5G.

Ông Wang nhấn mạnh: “Khi chúng ta tiến tới kỷ nguyên 5.5G, tất cả các công ty trong ngành cần phải hợp tác làm việc cùng nhau để đưa ra các tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và chín muồi”. Ông cũng đề xuất 3 khuyến nghị:

  • Toàn ngành cần hợp tác chặt chẽ với nhau để xác định tầm nhìn và lộ trình cho 5.5G.
  • Ngành công nghiệp nên xác định các tiêu chuẩn công nghệ trong khuôn khổ tiêu chuẩn do 3GPP, ETSI và ITU đặt ra.
  • Tất cả doanh nghiệp trong ngành nên làm việc cùng nhau để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái ngành, bằng cách tạo ra nhiều ứng dụng hơn và tăng tốc chuyển đổi số thông minh.

Tuần lễ Đổi mới sáng tạo Win-Win của Huawei diễn ra từ ngày 18-7 đến ngày 21-7 tại Thâm Quyến với sự tham dự của các nhà khai thác toàn cầu, các chuyên gia trong ngành và các nhà lãnh đạo quan điểm. Sự kiện đi sâu vào các chủ đề như 5.5G, phát triển xanh và chuyển đổi số để chia sẻ thành công chung cho tất cả mọi người trong nền kinh tế số.

Thông tin chi tiết về Tuần lễ Đổi mới sáng tạo Win-Win của Huawei (Win-Win Huawei Innovation Week)

K.L.AN

Tham khảo từ nguồn do Huawei cung cấp.