Chủ nhật ngày 22 tháng 12 năm 2024

10 năm sau thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương

tsunami-thailand-2004-2014-01

 

Vậy là 10 năm đã trôi qua kể từ khi xảy ra thảm họa sóng thần (tsunami) ở Ấn Độ Dương. Cho tới nay, những hậu quả của thảm họa thiên nhiên này vẫn chưa được giải quyết hết và những bài học về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường vẫn còn nóng hổi tính thời sự.

Vào lúc 7g58ph sáng 26-12-2004 (theo giờ địa phương), một trận động đất mạnh tới 9,1 độ Richter đã xảy ra dưới đáy biển ngoài khơi Sumatra (Indonesia). Đây là trận động đất có cường độ mạnh thứ ba mà người ta ghi nhận được trong lịch sử loài người. Báo New York Daily News (21-12-2014) cho biết trận động đất này có sức mạnh tương đương 23.000 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó làm di chuyển hàng tỷ tấn nước, tạo ra sóng thần cao ngất, có khi tới 30 mét, đổ vào bờ với tốc độ nhanh như máy bay phản lực. Buổi sáng kinh hoàng đó đã giết chết và làm mất tích khoảng 230.000 người ở 14 nước. Cường độ động đất mạnh tới mức đẩy sóng thần đi xa tới hơn 3.000 dặm, gây chết chóc và tàn phá ở tận châu Phi. Nặng nhất là Indonesia (chủ yếu là tỉnh Aceh), Sri Lanka, Ấn Độ (chủ yếu là bang Tamil Nadu), Thái Lan, Maldives, Somalia,… Hơn 5.000 người đã mất mạng ở vùng duyên hải Biển Andaman (Thái Lan), nơi sóng thần đã nuốt chửng những khu resort và làng mạc ven biển. Khoảng 15 triệu người đã bị ảnh hưởng và 1,7 triệu người mất nhà cửa vì thảm họa sóng thần này.

Thảm họa này đã được Hollywood dựng thành bộ phim The Impossible phát hành năm 2012.

Cho tới nay, 10 năm đã trôi qua với biết bao nỗ lực của người dân sở tại và cộng đồng quốc tế, những vết thương thiên tai đang dần khép miệng. Nhiều nhà cửa đã được xây dựng lại. Nhưng rất nhiều nạn nhân vẫn còn thuộc diện mất tích. Ngay ở Thái Lan, trong số 3.708 nạn nhân của nước này, cho tới hạ tuần tháng 12-2014, Trung tâm Quản lý người mất tích Thái Lan (MPMC) vẫn chưa thể xác định danh tính của 369 thi thể nạn nhân cho dù đã tiến hành xét nghiệm ADN. Số nạn nhân khuyết danh này đã được chôn cất tại nghĩa trang Bang Ma Ruan ở Phangnga.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) hôm 22-12-2014 đánh giá: Sau thảm họa sóng thần này, các nước trong khu vực đã có sự chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với những thảm họa. Hiroyuki Konuma, Trợ lý Tổng giám đốc FAO phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nói rằng: “Sau một thập niên, FAO nghiên cứu các bài học đã học được trong việc làm giảm nhẹ thiệt hại cho các lĩnh vực sinh sống bằng nông nghiệp, an ninh lương thực và dinh dưỡng gây ra bởi những sự kiện thiên nhiên và khí hậu như vậy.” Trận sóng thần 2004 đã làm khoảng 1,4 triệu người mất kế sinh nhai khi nó hủy diệt toàn bộ các hệ thống sản xuất thực phẩm vốn nuôi sống số dân ở các khu vực đó.

Với sự trợ giúp của những tổ chức quốc tế và một số nước trên thế giới, nhiều nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã xây dựng được những hệ thống báo động sớm trên quy mô toàn quốc. Những hệ thống đê bao chống lũ cũng đã được xây dựng. Điều này đặc biệt có giá trị khi ở châu Á – Thái Bình Dương từ năm 2003 tới 2013 mỗi năm có 200 triệu người bị ảnh hưởng bởi các loại thiên tai. Các thảm họa thiên nhiên này từ năm 2001 tới 2010 mỗi năm làm khu vực thiệt hại bình quân 34 tỷ USD.

Để duy trì hoạt động của các hệ thống báo động sớm này, theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), mỗi năm cần từ 50 tới 100 triệu USD. Ngày 22-12-2014, UNESCO nhấn mạnh: đây là cái giá cần phải trả để giữ cho số nạn nhân sóng thần tương lai giảm xuống.

Cường độ và nhịp độ của các loại thiên tai trên thế giới trong thời gian qua ngày càng gia tăng. Các nhà nghiên cứu chỉ rõ nguyên nhân đó là hậu quả của việc môi trường sống bị tàn phá và khí hậu bị biến đổi do chính con người gây ra.

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Saigon 25-12-2014)

+ Nguồn ảnh: Internet. Thanks.

+ Có thể đọc bản in trên báo CA. TPHCM ngày 25-12-2014

 

OLYMPUS DIGITAL CAMERA OLYMPUS DIGITAL CAMERA OLYMPUS DIGITAL CAMERA

 

GHI CHÚ: Vào hạ tuần tháng 10-2004, tôi có mặt tại Phuket (Thái Land) dự một Press Tour của hãng EPSON. Những nơi tôi từng ở và lang thang đã bị sóng thần càn quét chỉ chưa đầy 2 tháng sau. Sau ngày 26-12-2004, xem những hình ảnh hậu quả tsunami ở Phuket, tôi trào dâng cảm xúc khó tả khi nhìn thấy những nơi từng in dấu chân và ADN của mình giờ thành bình địa. Xin đừng ai đổ thừa là tại có tôi tới nên Hung thần Tsunami mới thấy ghét mà hại lây bá tánh. Đành rằng kiếp trước tôi gây vô số tội và kiếp này vẫn chứng nào tật nấy, nhưng xét lại thì cũng chẳng để lại “hậu quả nghiêm trọng” tới mức chọc ghẹo tới Hung thần Tsunami đâu.

 

NGÀY ĐÓ, BÂY GIỜ

tsunami-indonesia-01-2004 tsunami-indonesia-01-2014-01

tsunami-indonesia-02-2004 tsunami-indonesia-02-2014-02

tsunami-indonesia-03-2004-03 tsunami-indonesia-03-2014-03

tsunami-indonesia-04-2004-04 tsunami-indonesia-04-2014-04

tsunami-indonesia-05-2004-05 tsunami-indonesia-05-2014-05

tsunami-indonesia-06-2004-06 tsunami-indonesia-06-2014-06

tsunami-indonesia-07-2004-07 tsunami-indonesia-07-2014-07

tsunami-indonesia-08-2004-08 tsunami-indonesia-08-2014-08

tsunami-thailand-01-2004-01 tsunami-thailand-01-2014-01

tsunami-thailand-02-2004-02 tsunami-thailand-02-2014-02

tsunami-thailand-03-2004-03 tsunami-thailand-03-2014-03

tsunami-thailand-04-2004-04 tsunami-thailand-04-2014-04

tsunami-thailand-05-2004-05 tsunami-thailand-05-2014-05

tsunami-thailand-06-2004-06 tsunami-thailand-06-2014-06

tsunami-thailand-07-2004-07 tsunami-thailand-07-2014-07

tsunami-thailand-08-2004-08 tsunami-thailand-08-2014-08

tsunami-thailand-09-2004-09 tsunami-thailand-09-2014-09

tsunami-thailand-10-2004-10 tsunami-thailand-10-2014-10

tsunami-thailand-11-2004-11 tsunami-thailand-11-2014-11