Thứ Sáu ngày 29 tháng 3 năm 2024

Vì sao chứng nhận an toàn bay – vai trò của chuyến bay thử lại cực kỳ quan trọng với một chiếc máy bay mới đóng?

00-AC-423-20141029-HG-A320 VIETJET MSN6341 TAKE OFF-011

 

 

Tin mới cập nhật: Hãng Airbus ở Pháp vừa thực hiện thành công chuyến bay thử cho chiếc máy bay “chính chủ” đầu tiên của hãng hàng không VietJet Air. Hỗm rày đang “khát tin”, mà đây lại là một chủ đề quan tâm hàng đầu của một kẻ mê “đi mây về gió” nên tôi lại tiếp tục “quay” mấy bạn bên VietJet để lấy được thêm những thông tin thú vị. Bạn biết không, dù đây chỉ là chuyến bay thử nghiệm – gọi là “thử” – nhưng vai trò của nó còn quan trọng hơn bất kỳ một chuyến bay chính thức nào khác. Bởi lẽ, đây được xem như một trong những khâu QC (Quality Control – kiểm tra chất lượng) quan trọng nhất trước khi máy bay chính thức được bàn giao và đi vào hoạt động.

Bởi Airbus là hãng sản xuất máy bay với tiêu chuẩn chất lượng đứng đầu thế giới, nên từng khâu của họ – dù là sản xuất hay kiểm tra chất lượng – cũng đều phải tuân thủ theo quy trình chặt chẽ. Điều dễ hiểu, bởi nhiệm vụ của máy bay là để chuyên chở con người, và như vậy thì yếu tố an toàn phải luôn được đặt lên hàng đầu, cao hơn bất kỳ yếu tố nào khác. Do đó, mỗi một chiếc A320 trước khi chính thức đi vào hoạt động đều phải trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm để xác định độ chính xác về thông số hoạt động của từng yếu tố kỹ thuật cũng như phản ánh được sự vận hành đồng bộ của cả một hệ thống. Những đánh giá này bao gồm kiểm tra về cấu trúc và kiểm tra độ ổn định để xác định được quá trình thân, cánh và toàn bộ cấu trúc sẽ đáp ứng được các loại tải trọng bình thường và đặc biệt ra sao.

Việc thử nghiệm và đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả và an toàn của một chiếc máy bay là nhiệm vụ của cả một đội ngũ các kỹ sư, phi công bay thử (test pilot) và chuyên viên kỹ thuật. Công việc này đòi hỏi sự chuẩn xác ở từng cá nhân và sự hợp tác cao của cả một đội ngũ bởi tất cả đều phải phối hợp cùng nhau để đánh giá hiệu suất hoạt động của máy bay, đảm bảo máy bay đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn ở mức cao nhất. Phụ trách nhiệm vụ quan trọng này là hai nhóm kỹ sư có công việc khác nhau, nhưng có vai trò quan trọng đặc biệt đều như nhau: chuyên viên kỹ thuật trên không (the test flight engineer) và chuyên viên kỹ thuật mặt đất (the flight test engineer) – cả hai nhóm kỹ sư này đều là những người sẽ thực hiện những nhiệm vụ chủ chốt trong suốt quá trình thực hiện chuyến bay thử.

Khi chuyến bay thử nghiệm được thực hiện, nhóm chuyên viên kỹ thuật trên không sẽ ngồi phía sau các phi công trong suốt quá trình bay để giúp họ kiểm tra và đánh giá quá trình vận hành của hệ thống máy móc trên máy bay. Từ buồng lái, các chuyên viên này sẽ quan sát tổng thể quá trình hoạt động của từng giai đoạn trong lúc phi công thực hiện các thao tác khác nhau. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo cho việc thu nhận được đầy đủ thông tin trong quá trình thiết lập cấu hình của hệ thống trong suốt quá trình bay. Mặt khác, các chuyên viên này cũng đảm nhận công việc phân tích từng thành phần khác nhau của máy bay, hỗ trợ cho việc đánh giá trên suốt chuyến bay bằng cách thực hiện đầy đủ các mục tiêu thử nghiệm đã được đặt ra; thiết lập trình tự bay; đảm bảo an toàn bay và tương tác với các bộ phận liên quan.

Nhưng nếu như chuyên viên kỹ thuật quan trọng 1, thì có lẽ vai trò của phi công bay thử phải là 10. Phi công bay thử chính là người đánh giá chất lượng xử lý cơ bản của máy bay, đo lường hiệu quả của việc tiêu thụ nhiên liệu và hiệu quả hoạt động của cả quá trình. Họ cũng là người hiểu biết sâu sắc về quy trình hoạt động của chuyến bay để từ đó có thể phát hiện những điểm khác biệt nếu có giữa mô hình máy tính, mô hình mô phỏng và thực tế trên máy bay, để từ đó đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp và đồng bộ.

Ngay cả sau khi một chiếc máy bay Airbus mới đóng đã đạt được chứng nhận đủ điều kiện để chính thức đi vào hoạt động,  người phi công bay thử vẫn chưa kết thúc nhiệm vụ. Khi máy bay được xuất xưởng, viên phi công này sẽ lại người thực hiện chuyến bay chính thức đầu tiên để đạt được sự công nhận của khách hàng trước khi chiếc máy bay đó chính thức được bàn giao và thuộc về quyền sở hữu của hãng hàng không.

Trở lại chiếc Airbus A320 đầu tiên do VietJet là “chính chủ”. Vậy là, sau khi lắp ráp, sơn phết – tô vẽ để chiếc A320 này được “mặc áo” VietJet và chuyến bay thử nghiệm đã được thực hiện thành công, giờ đây chỉ còn công đoạn lắp ráp nốt phần nội thất bên trong nữa là chiếc máy bay này sẵn sàng bay về nước bắt đầu cuộc đời phục vụ các hành khách của VietJet Air.

Tôi xin chia sẻ với các bạn thêm một số hình ảnh của các công đoạn hoàn thiện chiếc máy bay Airbus A320 này trước khi xuất xưởng. Chắc chắn rằng sẽ có một ngày nào đó chúng ta được “đi mây về gió” cùng nàng ta.

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Saigon 3-11-2014)

+ Nguồn ảnh: Airbus. Thanks.

01-MAN-249-20141016-PP-A320 VIETJET MSN 6341 RED PAINTING-0008 02-MAN-249-01-20141020-FLT-A320 VIETJET MSN6341 PAINTING-013 03-MAN-249-01-20141020-FLT-A320 VIETJET MSN6341 PAINTING-003 04-MAN-249-01-20141020-FLT-A320 VIETJET MSN6341 PAINTING-028 05-MAN-249-03-20141022-FLT-A320 VIETJET MSN6341 ROLL OUT PAINTHALL-009 06-MAN-249-03-20141022-FLT-A320 VIETJET MSN6341 ROLL OUT PAINTHALL-013 07-MAN-249-03-20141022-FLT-A320 VIETJET MSN6341 ROLL OUT PAINTHALL-016 08-MAN-249-03-20141022-FLT-A320 VIETJET MSN6341 ROLL OUT PAINTHALL-019 09-AC-423-20141029-HG-A320 VIETJET MSN6341 TAKE OFF-002 10-AC-423-20141029-HG-A320 VIETJET MSN6341 TAKE OFF-007