Thứ Năm ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lại ăn chay đúp…

Người Bờ Đông sững sờ vì trăng tròn quá. Mà chắc “trăng nước Mỹ không tròn bằng trăng Trung Quốc” như ai đó từng một thời phớn phở. Người cách nửa vòng Trái đất quẹt quẹt sờ-mạt-phôn coi áp app lịch vạn niên: “Bữa nay thứ Tư 20-3-2019 là Rằm tháng Hai Kỷ Hợi mà.” Người bên kia cãi: “Mới 14 tháng Hai mà.”

Sực nhớ tháng này vẫn đang còn cái vận hạn “Lịch ta, lịch Tàu năm Kỷ Hợi so le nhau…”

Sở dĩ có sự chênh nhau này là theo lịch âm của Trung Quốc (và Trung Hoa nói chung) và lịch âm của Việt Nam hiện nay, hai tháng đầu tiên của năm Kỷ Hợi có sự khác nhau về số ngày. Tháng Giêng Kỷ Hợi của lịch Trung Hoa là tháng đủ 30 ngày, trong khi lịch của Việt Nam là tháng thiếu chỉ 29 ngày; rồi sang tháng Hai đảo lại là tháng thiếu 29 ngày của lịch Trung Hoa và tháng đủ 30 ngày của lịch Việt Nam. Kết quả là tháng Hai âm lịch có sự chênh nhau 1 ngày giữa 2 loại lịch này vào ngày mùng 1 và ngày Rằm. Tới ngày mùng 1 tháng Ba thì trở lại như cũ, hai loại lịch lại giống hệt nhau.

Đó là lý do để chắc ăn và cũng là có thể double công đức, có những người Việt ở Mỹ ăn chay mùng 1 và Rằm tháng Hai cả hai ngày theo lịch Hoa và lịch Việt. (Ở Mỹ, người ta dùng lịch âm theo lịch của người Hoa, chỉ có những ai có người ở Việt Nam gởi qua mới có lịch âm của Việt Nam).

Còn cớ sao lại có sự chênh lệch nhau giữa 2 loại lịch âm của Trung Quốc và Việt Nam, bạn có thể tham khảo bài này. “Vì sao lại có sự khác biệt trong âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc?

PHẠM HỒNG PHƯỚC