5 bước xây dựng trung tâm dữ liệu bền vững cho tương lai
Schneider Electric, Tập đoàn đa quốc gia Pháp về số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa, đã chia sẻ những kiến thức chuyên sâu giúp các chủ sở hữu trung tâm dữ liệu (TTDL, data center) trên toàn cầu giải quyết bài toán bền vững cấp bách.
Xây dựng tiêu chí bền vững để tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài
Ông Pankaj Sharma. Phó Chủ tịch Cấp cao Bộ phận Secure Power của Schneider Electric, chia sẻ với Intelligent Data Centres rằng: “Các nghiên cứu cho thấy các trung tâm dữ liệu chịu trách nhiệm từ 1% đến 2% lượng điện sử dụng trên toàn cầu. Đồng thời, nhu cầu số hóa đã tăng lên rất nhiều trong một năm rưỡi vừa qua, điều đó có nghĩa là cần phải xây dựng nhiều TTDL hơn nữa. Do đó, ngành công nghiệp này cần phải xây dựng và tổ chức các TTDL một cách cực kỳ bền vững.”
Trong một nghiên cứu được 451 Research thực hiện vào năm 2021, các nhà cung cấp dịch vụ TTDL nhấn mạnh rằng 97% khách hàng của các nhà cung cấp TTDL đang yêu cầu họ đưa tính bền vững trở thành một cam kết mang tính hợp đồng, đồng thời đây cũng là yêu cầu từ những người dùng cuối. Không những vậy, một nghiên cứu gần đây của HP cho thấy 61% nhân viên tin rằng tính bền vững trong kinh doanh là điều bắt buộc.
Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp trong ngành TTDL này cần ưu tiên tính bền vững trong mọi hoạt động, không chỉ để giảm tác động lên môi trường, mà còn xây dựng niềm tin nội bộ và đáp ứng những yêu cầu từ phía khách hàng để mở rộng cơ hội kinh doanh, dẫn đầu thị trường.
Theo đó, Schneider Electric đã đưa ra gợi ý 5 bước giúp các chủ sở hữu TTDL có thể đạt được tăng trưởng xanh kỳ vọng.
Thứ nhất, doanh nghiệp nên phát triển một chiến lược rõ ràng và có khả năng hiện thực hóa. Sau khi thảo luận và thống nhất nội bộ, một kế hoạch cụ thể sẽ giúp định hướng rõ ràng các bước phát triển xanh hơn, thí dụ như lựa chọn một dự án để phát triển và thực hiện định giá carbon hay giới hạn lượng khí thải CO2 cho nó.
Thứ hai, doanh nghiệp nên triển khai các thiết kế hiệu quả. Chúng ta phải đầu tư vào các công nghệ cải thiện hiệu quả năng lượng và giảm lượng khí thải carbon và ưu tiên các thiết kế tuần hoàn (circular design) để giảm kích thước và trọng lượng, tăng khả năng phục vụ và tái sử dụng, nghĩa là ít nguyên liệu thô hơn, sử dụng ít đất hơn, giảm phát thải lưu thông…
Thứ ba, doanh nghiệp nên tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động. Các giải pháp công nghệ tiên tiến có thể tăng hiệu quả và tính bền vững cho cả quá trình vận hành và sản xuất. Thí dụ, các dịch vụ bảo trì dự đoán (Predictive maintenance services) giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và độ tin cậy trong khi tối đa hóa tuổi thọ thông qua các dịch vụ được kết nối…
Thứ tư, doanh nghiệp có thể mua năng lượng tái tạo. Điều này có thể thực hiện theo ba cách chính: (1) credit – tín dụng tái tạo năng lượng; (2) on-site build – lắp đặt tái tạo nguồn năng lượng để phát điện tại chỗ hoặc lưới điện phân tán; và (3) off-site build – sản xuất ngoại vi nếu doanh nghiệp sở hữu hợp đồng dài hạn để cấp vốn cho các dự án điện tái tạo.
Thứ năm, doanh nghiệp nên chủ động khử carbon trong chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng các nhà cung cấp minh bạch về tác động bền vững của sản phẩm của mình. Việc khử carbon chuỗi cung ứng (decarbonizing supply chain) là một chủ đề phức tạp, nhưng nếu một nhà cung cấp đang làm những điều đúng đắn, họ sẽ có thể cung cấp đủ thông tin.
Bắt đầu kế hoạch bền vững từ Khung chỉ số kiểm soát theo mục tiêu bền vững cho TTDL
Schneider Electric lưu ý: trên hết, ngay trước và sau khi ứng dụng 5 bước này, doanh nghiệp cần nhìn nhận và đánh giá khách quan về vị trí của doanh nghiệp trong hành trình chống lại khủng hoảng khí hậu. Do đó, Schneider Electric giới thiệu đến doanh nghiệp Sách trắng #67 bao gồm Khung chỉ số kiểm soát theo mục tiêu bền vững (Framework for Achieving Sustainability in Data Center), được phát triển bởi một nhóm cộng tác uy tín và có nhiều chuyên môn.
Theo đó, khung chỉ số bao gồm 23 chỉ số đo lường được tiêu chuẩn hóa nhằm hướng dẫn toàn ngành TTDL tiến tới sự bền vững về môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai. Các chỉ số này được đánh giá theo 3 mức độ Cơ bản, Nâng cao và Định hình ngành, cho phép doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với mức độ trưởng thành của doanh nghiệp trên hành trình tăng trưởng xanh. Các lĩnh vực được khuyến nghị bao gồm: Sử dụng năng lượng; Phát thải khí nhà kính (KNK); Nguồn nước; Chất thải; Đất đai và đa dạng sinh học.
Các doanh nghiệp ở cấp Cơ bản chỉ nên xem xét ba lĩnh vực gồm sử dụng năng lượng, phát thải KNK và sử dụng nước. Những doanh nghiệp đạt mức “Nâng cao” có thể bổ sung vấn đề quản lý chất thải và những doanh nghiệp muốn Định hình ngành cần đáp ứng các chỉ số về sử dụng đất và đa dạng sinh học. Schneider Electric cũng xác định 17 khuôn khổ và tiêu chuẩn bền vững phù hợp nhất để hướng dẫn các nhà điều hành TTDL trong việc thiết lập mục tiêu, báo cáo và chứng nhận.
Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về Khung chỉ số bền vững cho ngành TTDL của Schneider Electric, xin click vào đây.
Tham khảo: A Framework for Achieving Sustainability in Data Centers.
MEDIAONLINE
Nguồn do Schneider Electric cung cấp