Huawei nỗ lực cùng Châu Á – Thái Bình Dương chuyển đổi số bền vững
Chủ tịch Huawei khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) Simon Lin vừa có bài chia sẻ về cam kết và nỗ lực của Tập đoàn công nghệ Huawei cùng các đối tác chuyển đổi số bền vững, đóng góp vào tương lai “Châu Á – Thái Bình Dương thông minh”. MediaOnline xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết này.
Ông Simon Lin, Chủ tịch Huawei APAC.
Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đang đứng trước thời cơ chín muồi để chuyển đổi số (digital transformation), sau hai năm đã đẩy nhanh tiến độ số hóa bởi đại dịch. Theo Báo cáo Hội nhập Kinh tế Châu Á 2021, APAC sẽ thu về khoản cổ tức kinh tế hơn 1.700 tỷ USD mỗi năm, đạt hơn 8.600 tỷ USD đến 2025. Nhu cầu sử dụng công nghệ kỹ thuật số tăng lên sẽ tạo ra 65 triệu việc làm mới trong khu vực vào năm 2025.
Với đầy đủ các yếu tố về con người, các nền tảng về tài chính và kinh doanh ổn định, lợi nhuận ròng cao nhất trong lịch sử, và nỗ lực toàn cầu hóa dưới áp lực và tăng cường đầu tư cho R&D (nghiên cứu và phát triển), chiến lược kinh doanh kiên định của Huawei nhiều năm qua đã tập trung vào kết nối và điện toán, đồng thời phát triển nhanh chóng các lĩnh vực kinh doanh mới gồm điện số và đám mây, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu thúc đẩy nền kinh tế số ở APAC.
Đẩy mạnh các xu hướng kỹ thuật số
Khi COVID-19 trở thành kẻ phá bĩnh đáng gờm buộc chúng ta phải săn tìm các cơ hội mới và tăng tốc chuyển đổi số, Huawei đã được tiếp thêm động lực đón đầu tương lai kỹ thuật số. Năm 2022, Huawei tiếp tục củng cố tầm nhìn và sứ mệnh mang công nghệ đến mọi người, mọi nhà và mọi tổ chức vì một thế giới thông minh hơn, kết nối đầy đủ hơn. Triển lãm Di động Toàn cầu (Mobile World Congress 2022 diễn ra tại Barcelona, Tây Nha vào đầu tháng 3-2022) là dịp lý tưởng để Huawei một lần nữa nhấn mạnh tầm nhìn này và mở rộng định hướng bước vào thế giới tương lai 2030.
Nhìn vào thế giới tương lai trong năm 2030, Huawei đưa ra dự đoán các chỉ số khác nhau trên 4 lĩnh vực lớn, bao gồm: Đời sống số, Công nghiệp số, Cơ sở hạ tầng số, và Nhà cung cấp dịch vụ số.
Trên khía cạnh Cuộc sống số, công nghệ thực tế ảo mở rộng XR mới và trải nghiệm đa phương tiện nâng cao sẽ thu hút đến 1 tỷ người dùng, cũng như mang đến các giải pháp di động tái định nghĩa mọi trải nghiệm từ tham quan bảo tàng đến mua sắm. Đối với Công nghiệp số, lượng dữ liệu được tạo ra trên toàn thế giới mỗi năm có thể vượt quá 1.000 tỷ gigabyte và các dịch vụ đám mây sẽ chiếm hơn 87% chi tiêu ứng dụng của doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng số sẽ cải thiện an ninh năng lượng và giảm phát thải bảo vệ môi trường, với năng lượng tái tạo chiếm 42% sản lượng điện của ngành. Các công nghệ ICT tuy chỉ tiêu thụ 2% năng lượng toàn cầu, song sẽ giúp giảm 20% lượng khí thải CO2.
Nền tảng của tất cả điều này sẽ là Nhà cung cấp dịch vụ số, hỗ trợ hơn 200 tỷ kết nối và cung cấp nhiều khả năng tính toán và lưu trữ hơn cho các ngành.
Thế giới Thông minh sẽ tái định nghĩa trải nghiệm, tối ưu hóa hoạt động và mở ra những lĩnh vực kinh doanh mới. Đề cao kinh doanh, công nghệ và tính bền vững, Huawei hy vọng sẽ hợp tác với các bên khách hàng, đối tác, chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng để làm phong phú thêm cuộc sống trong tương lai số.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo cơ sở hạ tầng số
Huawei với những nỗ lực cùng các đối tác đẩy mạnh trong chuyển đổi số.
Về cơ bản, thế giới tương lai của chúng ta sẽ dựa trên 3 động lực: kinh doanh, công nghệ và bền vững. Một là, các động lực kinh doanh sẽ đến từ việc áp dụng công nghệ tăng cường số hóa, cải thiện dịch vụ trong các ngành khác nhau. Hai là, các động lực công nghệ sẽ xuất hiện thông qua các kết nối mới gồm: 5G Advanced, 6G và IPv6+ cũng như các công nghệ điện toán đang phát triển cho các ứng dụng mới. Cuối cùng là, các động lực hướng tới tương lai bền vững bao gồm phát triển xanh, trách nhiệm xã hội và phản ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp, sẽ thay đổi sâu sắc cuộc sống con người.
Kết nối và đám mây là mạch máu tạo ra biên giới số; tuy nhiên, mức độ sẵn sàng kỹ thuật số của các khu vực có sự khác biệt rất lớn. Chỉ số Kết nối Toàn cầu của Huawei (GCI) cho thấy Singapore xếp thứ 2; trong khi Ấn Độ, Indonesia và Philippines lần lượt xếp thứ 63, 58 và 59 trong bảng xếp hạng quốc gia. Philippines và Indonesia cũng có tốc độ băng thông rộng cố định (FBB) thấp nhất so với Singapore và Thái Lan. Nhìn rộng hơn, mức độ thâm nhập của đám mây trong khu vực chưa đến 20%, vùng phủ sóng di động 4G cao hơn phân nửa và FBB chỉ tiếp cận được 1/3 số hộ gia đình.
Dưới sáng kiến Tech4All, chẳng hạn như chương trình RuralStar với mục đích cung cấp Internet và kết nối cho các khu vực kém phát triển từ 2017, Huawei đã hợp tác thành công với 12 nhà khai thác ở 8 quốc gia, bao gồm cả Thái Lan và Indonesia trong năm đầu tiên.
Ở vùng núi hẻo lánh của Chiang Mai (Thái Lan), giải pháp AirPON của Huawei tái sử dụng các tài nguyên cáp quang và cột sóng hiện có, đã tạo ra “không gian thiết bị mạng tầng không” cung cấp kết nối cho hơn 10.000 ngôi làng.
Giải pháp AirPON của Huawei tại Chiang Mai.
Là một phần trong nỗ lực xây dựng thế giới số xanh và bền vững hơn, Huawei sẽ tăng cường đầu tư vào các giải pháp xanh bền vững, xe điện và lưu trữ năng lượng thông minh nhằm hỗ trợ các mục tiêu cắt giảm khí thải carbon của khu vực APAC và đóng góp vào nền kinh tế tuần hoàn.
Thắp sáng Châu Á – Thái Bình Dương
Là một trong những khu vực đông dân và đa dạng nhất toàn cầu, APAC được coi là nhóm nền kinh tế phát triển nhanh hàng đầu thế giới cảnh quan sống động. Chúng tôi đã thấy nhiều quốc gia trong khu vực đưa ra các chiến lược số hóa ấn tượng.
Singapore đã phát hành bản kế hoạch “Quốc gia Thông minh – Smart Nation 2025”; Indonesia và Malaysia đề ra chiến lược phát triển kỹ thuật số; Bangladesh có chiến lược Digital Bangladesh và Thái Lan đã công bố tầm nhìn trở thành trung tâm kỹ thuật số của ASEAN.
Trên hành trình tuyệt vời này, Huawei cam kết đóng góp vào tầm nhìn kỹ thuật số của khu vực với tư cách người đóng góp chính. Hướng tới mục tiêu này, chúng tôi sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực: Kết nối và Trí tuệ, Phát triển Carbon thấp và các sáng kiến Hòa nhập Kỹ thuật số.
Kết nối kỹ thuật số bao gồm 4G, 5G, cáp quang và IoT là nền tảng thành công cho nền kinh tế kỹ thuật số. COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu các thuê bao số và dịch vụ số tăng lên đáng kể. Huawei chắc chắn đóng vai trò hàng đầu trong lĩnh vực này, không chỉ về sản phẩm và giải pháp, mà còn về nghiên cứu lý thuyết và thiết kế công nghiệp.
Điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo kiến tạo nên cơ sở hạ tầng đám mây cho một “APAC thông minh”, bao gồm các trung tâm dữ liệu, dịch vụ đám mây và hỗ trợ AI để hỗ trợ dữ liệu tiền tệ và thúc đẩy số hóa ngành. Theo báo cáo mới nhất của Gartner, HUAWEI CLOUD là đám mây phát triển nhanh nhất trên thị trường Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS) toàn cầu với tốc độ tăng trưởng hơn 220%. Tại APAC, chúng tôi điều hành 7 khu vực khả dụng tại Thái Lan, Hong Kong và Singapore cùng nhân sự tại hơn 10 quốc gia.
Thông qua đầu tư mạnh mẽ vào R&D, lượng khí thải carbon cho các sản phẩm và dịch vụ đầu cuối E2E của Huawei đã giảm hơn 80% mà vẫn giữ nguyên công suất. Huawei kết hợp công nghệ kỹ thuật số và điện tử để phát triển các dịch vụ điện số sáng tạo giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon của cơ sở hạ tầng ICT. Vào cuối năm 2021, Huawei đã giúp khách hàng toàn cầu giảm 230 triệu tấn khí thải carbon. Tại Singapore, Huawei đã hỗ trợ Tập đoàn Sunseap đầu tư các bộ biến tần năng lượng mặt trời hàng đầu trong ngành để xây dựng trang trại điện mặt trời nổi (floating solar project) ngoài khơi lớn nhất thế giới, góp phần vào bức tranh năng lượng sạch ở APAC.
Trang trại điện mặt trời nổi của Sunseap ngoài khơi Singapore.
Cuối cùng, Huawei sẽ tiếp tục thúc đẩy đổi mới kỹ thuật số trên toàn APAC để không ai bị bỏ lại phía sau. Trong tầm nhìn của Huawei, thế giới số không chỉ có công nghệ, mà còn là bao trùm cả con người và nhân loại. Trong 3 năm tới, công ty sẽ đầu tư 100 triệu USD để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở khu vực; và trong 5 năm tới, đầu tư 50 triệu USD để phát triển 500.000 nhân tài kỹ thuật số. Tại Malaysia, Huawei đã khởi động sáng kiến TECH4ALL để giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. Với màn hình thông minh Huawei IdeaHub, công ty cũng kết nối học sinh ở các vùng sâu vùng xa với các trung tâm học tập tương tác kỹ thuật số.
Triển vọng lạc quan của Huawei
Chiến lược kinh doanh của Huawei rất rõ ràng, tập trung vào kết nối và điện toán, đồng thời phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới, bao gồm: năng lượng số và đám mây.
Mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông của Huawei tiếp tục được hưởng lợi từ việc xây dựng mạnh mẽ cơ sở hạ tầng mạng 5G, với 13 quốc gia có trải nghiệm tốt nhất về mạng 5G của Huawei trong các thử nghiệm độc lập của bên thứ ba. Ở nước ngoài, Huawei cùng với các nhà khai thác và đối tác đã giới thiệu 3.000 ứng dụng 5G, trong đó có nhiều ứng dụng thương mại hóa. Chúng tôi sẽ tiếp tục tận dụng hơn 3.000 dự án 5GtoB để hỗ trợ chuyển đổi các ngành Khai khoáng thông minh, Sản xuất thông minh, Cảng thông minh và triển khai dịch vụ 5GtoB thành công hơn.
Đối với mảng kinh doanh các giải pháp Doanh nghiệp , được thành lậpvào năm 2011, đã phục vụ hơn một nửa trong số 500 công ty hàng đầu Fortune Global và hơn 30.000 đối tác, giúp các ngành khác nhau trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ, tài chính, năng lượng, giao thông vận tải… chuyển đổi số.
Các loại thiết bị đeo thông minh Huawei được xuất xưởng tính đến nay đã vượt quá 100 triệu đơn vị trên toàn thế giới, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Bộ phận kinh doanh thiết bị tiêu dùng của Huawei và mở rộng hơn sang phát triển hệ sinh thái nhằm mang lại trải nghiệm chưa từng có. Hệ điều hành Harmony đã đạt hơn 220 triệu người dùng trên toàn cầu. APAC cũng tiếp tục dẫn đầu với tốc độ phát triển hệ sinh thái HMS nhanh chóng.
Các mảng kinh doanh Điện toán đám mây và Năng lượng số của Huawei đã đạt được mức tăng trưởng hai con số, một phần nhờ cộng đồng hơn 8 triệu nhà phát triển Đám mây Huawei và các trạm xanh được triển khai tại hơn 100 quốc gia.
Trong tương lai, Huawei sẽ tiếp tục tối ưu hóa cơ cấu tổ chức và liên tục cải thiện khả năng điều hành. Huawei có cả năng lực lẫn niềm tin phục vụ khách hàng bằng các giải pháp bền vững và sáng tạo phù hợp với doanh nghiệp.
Chúng tôi cam kết đổi mới, cởi mở, hợp tác và chia sẻ thành công. Ngay cả khi gánh áp lực nặng nề, Huawei vẫn rót khoản đầu tư mạnh mẽ hàng đầu thế giới vào R&D và tăng cường thực hiện chiến lược toàn cầu hóa bao gồm chuẩn mực chất lượng, nhân tài và chuỗi cung ứng. Thông qua đó, Huawei duy trì khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng, hợp tác với các đối tác để cùng thịnh vượng và đóng góp cho toàn xã hội
SIMON LI, Chủ tịch Huawei APAC
Nguồn do Huawei cung cấp