Thứ Sáu ngày 26 tháng 4 năm 2024

Tương lai của chuỗi cung ứng và cách 3M giảm thiểu sự đứt gãy

Đại dịch COVID-19 với sự thay đổi về nhu cầu và thiếu hụt lao động đã tác động đến hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng. Việc hạn chế di chuyển của người và hàng hóa cũng như ngưng hoạt động sản xuất có nguy cơ gây ra đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm các nguồn cung thiết yếu như dược phẩm, thiết bị bảo vệ cá nhân và cả thực phẩm. Bên cạnh đó, dòng chảy hàng hóa đến các thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á và Ấn Độ bị hạn chế do các cảng biển và sân bay lớn đa số ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ liên tục bị ngưng hoạt động.

Theo báo cáo Phân tích Xu hướng Vùng (Regional Trends Analysis) do Nhóm Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Cooperation, APEC) công bố hồi tháng 5-2021, nhu cầu giảm, đóng cửa biên giới, vấn đề về nguồn cung và giao thông dẫn tới mức sụt giảm về xuất khẩu 6.3% so với cùng kỳ và mức sụt giảm nhập khẩu 5.5% trong vòng bốn tháng đầu năm 2020 tại 21 nền kinh tế trong khối APEC. 

Trong khi đó, theo một khảo sát của Viện Quản lý Cung ứng, gần 75% doanh nghiệp ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng gây ra do sự bùng phát của COVID-19. Tình hình này tiếp tục theo chiều hướng xấu khi khủng hoảng nổ ra tại Ukraine từ hạ tuần tháng 2-2022 đến nay.

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những thị trường chiến lược của Công ty 3M (Mỹ) nói riêng và các công ty đa quốc gia nói chung. Vì vậy, khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, Việt Nam cũng chịu không ít ảnh hưởng.

Do ảnh hưởng từ tình hình bất ổn địa chính trị tại một số quốc gia cũng như làn sóng tái bùng phát dịch COVID-19 ở Trung Quốc vào những tháng cuố năm 2022, chuỗi cung ứng lại có nguy cơ đứt gãy nghiêm trọng trở lại. Việt Nam là nước phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, vì vậy nhiều ngành sản xuất trong nước lập tức gặp khó khăn, các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ chậm giao đơn hàng xuất khẩu, dẫn đến rủi ro thanh toán. Sản xuất đình trệ đã khiến hoạt động xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm. Theo Bộ Công Thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cả nước tháng 5-2022 đã giảm 7,2% so với tháng trước đó.

Theo nhận định từ các chuyên gia và Chính phủ Việt Nam, để thoát khỏi tình trạng này, Việt Nam cần phải đa dạng hóa nguồn cung để từ đó khắc phục sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu vào một nguồn duy nhất.

Sự đứt gãy chuỗi cung ứng là điều không thể tránh khỏi, nhưng hiểu được toàn diện cuộc khủng hoảng, xác định được nguy cơ tiềm ẩn, và thực hiện chiến lược quản lý rủi ro có thể giúp các doanh nghiệp tự tin hơn trong hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

Kinh nghiệm của 3M để thoát khỏi tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng

Là một công ty hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ, 3M cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi đứt gãy chuỗi cung ứng. Sự tắc nghẽn và chậm trễ trong vận chuyển hàng hóa tại các cảng xuất khẩu ở Mỹ như Los Angeles và Long Beach, và khả năng xảy ra tình trạng nguồn lao động bất ổn tại Bờ Tây đã tác động lớn đến 3M. Vì vậy, để giảm thiểu thiệt hại do khủng hoảng này gây ra, 3M đã nhanh chóng lập ra một kế hoạch kinh doanh bền vững dựa trên ba yếu tố:

Mở cửa Trung tâm tập trung hàng hóa tại Bờ Đông (The East Coast Consolidation Center – ECCC). Đây thực chất là cảng vận chuyển hàng hóa đặt tại Charleson, phía nam Carolina. Trung tâm tập trung hàng hóa thứ 3 này của 3M tập trung vào vận chuyển hàng hóa đến các nước Châu Á, cho phép 3M tạo ra các container hàng có sức chứa lớn hơn so với các container thông thường, từ đó cải thiện dịch vụ và giảm thiểu chi phí cho khách hàng.

ECCC Hub của 3M tại Charleson.

Giảm thiểu biến động về nguồn cung. Đa dạng hóa nguồn cung là chìa khóa bảo đảm cung cấp các mặt hàng thiết yếu, từ đó các công ty không phải phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất và chuỗi cung ứng có thể được thay đổi và thích ứng. Ngoài ra, 3M hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần của các hãng vận tải hàng hóa và hãng vận tải biển để xem xét nhiều cảng bốc dỡ hàng khác nhau nhằm bảo đảm khả năng vận chuyển hàng hóa. Đây là nỗ lực giảm gián đoạn trong mạng lưới vận hành. Với trung tâm ECCC, giờ đây 3M có thể nhanh chóng tiếp cận các cảng biển ở Bờ Đông, thay vì là các cảng biển ở Bờ Tây như trước đây.    

Tạo ra mạng lưới nhanh và linh hoạt. Cảng biển mới vận hành giúp 3M tăng cường tốc độ vận chuyển hàng hóa. Tùy thuộc vào các thách thức vĩ mô, 3M hiện tại đang tiến hành thu hẹp khoảng cách giữa 2 Bờ Đông và Bờ Tây và vượt qua các vấn đề về tranh chấp lao động, tắc nghẽn cảng biển và thiếu trang thiết bị để vận hành hiệu quả chuỗi cung ứng. Để giảm thiểu tác động của việc phong tỏa trong giai đoạn đại dịch và sự gián đoạn của mạng lưới vận chuyển hàng hóa khu vực Châu Á, 3M đã triển khai vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới bằng đường bộ ở khu vực này để tiếp cận các hình thức vận chuyển khả thi.   

Nắm bắt công nghệ

Chúng ta không biết trước được điều gì và khi nào sẽ xảy ra sự gián đoạn tiếp theo, vì vậy quan trọng là các doanh nghiệp nên chuẩn bị để đối phó với các đứt gãy cung ứng trong thời gian tới. Đối với 3M, công ty không ngừng tận dụng công nghệ để củng cố chuỗi cung ứng. Điển hình như kết hợp hệ thống đang sử dụng với một công cụ báo cáo trở thành một nguồn dữ liệu duy nhất, cho phép 3M tìm ra được các lô hàng cũ tồn đọng nhanh chóng. Công ty cũng sử dụng các công cụ hiển thị hậu cần như Traxx để cải thiện hiển thị tình trạng lô hàng tại các trung tâm tập trung hàng hóa.

Tiếp tục quan sát và thích nghi

3M cho biết họ đang tiếp tục quan sát, thích nghi và ứng phó với các thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. Vì vậy, điều cấp thiết hiện nay chính là tiếp tục nâng cao khả năng phục hồi và tính linh hoạt bằng cách phát triển các chiến lược quản lý kinh doanh và giảm thiểu gián đoạn chuỗi cung ứng để đảm bảo tăng trưởng kinh doanh. 

V.L.V.

Nguồn do 3M cung cấp.