Thứ Sáu ngày 15 tháng 11 năm 2024

AI có thể đọc được suy nghĩ của con người

Khả năng về một cỗ máy trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đọc được cả những suy nghĩ trong đầu con người có thể đã trở thành hiện thực. Theo một bài báo đăng trên tạp chí khoa học Nature Neuroscience (1-5-2023), một nhóm các nhà khoa học do Tiến sĩ Alexander Huth tại Đại học Texas (Mỹ) đứng đầu đã tạo ra một AI có thể làm được nhiệm vụ này mà không cần phải xâm lấn (non-invasive brain recordings).

Trong khi nhiều người nghĩ rằng máy đọc ý nghĩ AI (AI thought reader) có thể yêu cầu phải cấy một thiết bị vào đầu người dùng, bước đột phá này chỉ yêu cầu dữ liệu quét fMRI (functional magnetic resonance imaging, chụp cộng hưởng từ chức năng). Theo Tiến sĩ Huth và các đồng nghiệp của ông, AI có thể giải mã dữ liệu từ quá trình quét fMRI và sau đó chia sẻ dữ liệu đó với độ chính xác cao.

(Nguồn: Internet. Thanks.)

Hy vọng công nghệ như thế này có thể giúp những người bị đột quỵ hoặc những thứ khác dẫn đến mất khả năng vận động giao tiếp dễ dàng hơn. Giải mã dữ liệu giọng nói từ não bộ, hay thậm chí là những gì người dùng tưởng tượng, là một bước tiến vượt bậc của loại công nghệ này.

Tất nhiên, thật khó để không nhìn vào cái mặt đầy u ám của AI. Mặc dù máy đọc ý nghĩ AI có thể giúp ích cho nhiều người, nhưng chắc chắn rằng một số người sẽ coi đây là mối đe dọa hơn bất cứ điều gì, đặc biệt là với sự gia tăng liên tục của những tuyên bố rằng AI có thể quét sạch loài người.

AI đang phát triển nhanh chóng, đó là sự thật và thiết bị đọc suy nghĩ mới này chỉ là một ví dụ khác về tốc độ phát triển của nó. Càng thú vị hơn khi bạn hiểu được những hạn chế mà hệ thống AI này có thể vượt qua. Một điều khó khăn với dữ liệu fMRI là nó luôn khó diễn giải theo thời gian thực.

Đó là do cách fMRI đo hoạt động của não. Tuy nhiên, với những tiến bộ đạt được trong AI, chẳng hạn như nền tảng của Chat GPT-4, các nhà khoa học đã có thể huấn luyện hệ thống giải mã phản ứng của não đối với một số từ nhất định. Điều này cho phép trình đọc suy nghĩ AI hoạt động chính xác hơn.

Tuy nhiên, phát hiện này đã phải trả bằng cái giá là ba tình nguyện viên phải dành 16 giờ gắn vào máy quét, nghe podcast để giúp lập bản đồ cách não bộ phản ứng với các từ khác nhau. Nhưng, theo bài trên trang BGR (2-5-2023), sẽ rất xứng đáng nếu các nhà khoa học có thể cải tiến đột phá và tạo ra thứ gì đó giúp ích cho con người từ AI.

Tham khảo: Semantic reconstruction of continuous language from non-invasive brain recordings.

N.L.