Thứ Hai ngày 30 tháng 12 năm 2024

CEO OpenAI Sam Altman nói về Thời kỳ Trí tuệ The Intelligence Age với khả năng có siêu trí tuệ

Ngày 23-9-2024, ông Sam Altman, CEO của OpenAI – startup công nghệ cha đẻ của ứng dụng AI ChatGPT phát hành hồi cuối tháng 11-2022 gây nóng sốt toàn cầu, đã có một bài viết cá nhân hiếm hoi trên trang blog cá nhân của mình với tựa đề: “The Intelligence Age” (Thời kỳ Trí tuệ).

Ông Sam Altman – CEO OpenAI (ngồi giữa) ngày 23-9-2024 trò chuyện với bà Ina Fried của website thông tin Axios (bên phải) và ông Amandeep Singh Gill – Đặc phái viên công nghệ của Liên Hiệp Quốc. (Ảnh: OpenAI). Bạn có thể tham khảo về cuộc trò chuyện này tại đây.

Trong bài viết khá dài này, ông Sam Altman đã chia sẻ cái nhìn, những suy nghĩ của mình và những gì êkip của mình đang làm về trí tuệ nhân tạo AI và tương lai của con người chung sống với AI.

Sếp OpenAI nhấn mạnh: “Công nghệ đã mang chúng ta từ Thời kỳ Đồ đá (Stone Age) tới Thời kỳ Nông nghiệp (Agricultural Age) và sau đó đến Thời kỳ Công nghiệp (Industrial Age). Từ đây, con đường tới Thời kỳ Trí tuệ (Intelligence Age) được lát bằng điện toán (compute), năng lượng (energy), và ý chí của con người (human will).”

Ông Sam Altman đã mở đầu bài viết rằng: “Trong vài thập niên đến, chúng ta sẽ có thể làm được những điều mà dường như là thần kỳ đối với ông bà mình.” Và bạn ấy hứa hẹn: “Có khả năng chúng ta sẽ có siêu trí tuệ (superintelligence) trong vài nghìn ngày nữa (!); có thể mất nhiều thời gian hơn, nhưng tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được điều đó.”

Ảnh do AI Microsoft Copilot DALL-E 3 tạo. Thanks.

Sau đây là một số đoạn trích từ bài viết của ông Sam Altman.

Sam Altman: “Điều đó sẽ không xảy ra cùng một lúc, nhưng chúng ta sẽ sớm có thể làm việc với AI giúp chúng ta hoàn thành nhiều việc hơn so với khi không có AI; cuối cùng, mỗi chúng ta có thể có một nhóm AI cá nhân, gồm các chuyên gia ảo trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cùng nhau làm việc để tạo ra hầu như mọi thứ chúng ta có thể tưởng tượng. Con cái chúng ta sẽ có gia sư ảo có thể cung cấp hướng dẫn cá nhân hóa về bất kỳ môn học nào, bằng bất kỳ ngôn ngữ nào và với bất kỳ tốc độ nào chúng cần. Chúng ta có thể tưởng tượng ra những ý tưởng tương tự để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, khả năng tạo ra bất kỳ loại phần mềm nào mà ai đó có thể tưởng tượng ra và nhiều hơn thế nữa.”

Sam Altman: “Nói ngắn gọn: học sâu (deep learning) đã phát huy hiệu quả, ngày càng tốt hơn theo quy mô và chúng tôi dành ngày càng nhiều nguồn lực cho nó. Đúng là như vậy; nhân loại đã khám phá ra một thuật toán có thể thật sự, thật sự học được bất kỳ sự phân phối dữ liệu (distribution of data) nào (hoặc thật sự, các ‘quy tắc’ cơ bản tạo ra bất kỳ sự phân phối dữ liệu nào). Ở mức độ chính xác đáng kinh ngạc, càng có nhiều dữ liệu và tính toán, thì nó càng giúp mọi người giải quyết các vấn đề khó khăn tốt hơn. Tôi thấy rằng bất kể tôi dành bao nhiêu thời gian để suy nghĩ về điều này, tôi không bao giờ có thể thực sự hiểu được hậu quả của nó.”

Sam Altman: “Các mô hình AI sẽ sớm trở thành trợ lý cá nhân tự động thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thay mặt chúng ta như điều phối dịch vụ chăm sóc y tế thay mặt bạn. Vào một thời điểm nào đó trong tương lai, các hệ thống AI sẽ trở nên tốt đến mức chúng giúp chúng ta tạo ra các hệ thống thế hệ tiếp theo tốt hơn và đạt được tiến bộ khoa học trên mọi phương diện.”

Sam Altman: “Các mô hình AI sẽ sớm trở thành trợ lý cá nhân tự động thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thay mặt chúng ta như điều phối dịch vụ chăm sóc y tế thay mặt bạn. Vào một thời điểm nào đó trong tương lai, các hệ thống AI sẽ trở nên tốt đến mức chúng giúp chúng ta tạo ra các hệ thống thế hệ tiếp theo tốt hơn và đạt được tiến bộ khoa học trên mọi phương diện.”

Sam Altman: “Nếu chúng ta muốn đưa AI vào tay càng nhiều người càng tốt, chúng ta cần phải giảm chi phí tính toán và làm cho nó trở nên phổ biến (điều này đòi hỏi rất nhiều năng lượng và chip). Nếu chúng ta không xây dựng đủ cơ sở hạ tầng, AI sẽ là một nguồn tài nguyên rất hạn chế mà các cuộc chiến tranh giành giật và trở thành công cụ chủ yếu dành cho những người giàu có.”

Sam Altman: “Như chúng ta đã thấy với các công nghệ khác, cũng sẽ có những mặt trái, và chúng ta cần bắt đầu làm việc ngay bây giờ để tối đa hóa lợi ích của AI trong khi giảm thiểu tác hại của nó. Ví dụ, chúng tôi kỳ vọng rằng công nghệ này có thể gây ra sự thay đổi đáng kể trên thị trường lao động (tốt và xấu) trong những năm tới, nhưng hầu hết các công việc sẽ thay đổi chậm hơn hầu hết mọi người nghĩ, và tôi không sợ rằng chúng ta sẽ hết việc để làm (ngay cả khi chúng không giống như ‘công việc thực sự’ đối với chúng ta ngày nay). Con người có mong muốn bẩm sinh là sáng tạo và trở nên hữu ích với nhau, và AI sẽ cho phép chúng ta khuếch đại khả năng của chính mình hơn bao giờ hết.”

Ảnh do AI Microsoft Copilot DALL-E 3 tạo. Thanks.

A Phủ vốn ngây thơ trinh trắng bẩm sinh và có nhiễm khuẩn “thực dụng” nên chốt hạ cái tương lai mà bạn sếp OpenAI vẽ ra: “Tôi tin rằng tương lai sẽ tươi sáng đến nỗi không ai có thể mô tả hết được bằng cách cố gắng viết về nó ngay bây giờ; một đặc điểm nổi bật của Thời đại Trí tuệ sẽ là sự thịnh vượng to lớn.”

A Phủ chớ hề nghi ngờ về sức mạnh thiên hạ vô đối của AI. Nhưng A Phủ chỉ có thể tâm phục khẩu phục như với Bao Chuẩn Bao Công về ích lợi của AI nếu như 500 chị em trợ lý AI dạy cho A Phủ có thể làm giàu được. Làm miết mà hỗng chịu giàu. (Hay là do A Phủ chỉ biết “làm vì đam mê”). Chớ bấy lâu nay, A Phủ thấy bạn bè mình hào hứng học bí quyết làm giàu không khó của mấy “ông thầy truyền cảm hứng” để rồi giàu đâu không thấy chỉ biết nhãn tiền là hao tài tốn của trả học phí học làm giàu.

Cô hàng xóm bỗng bâng quơ: “Nếu AI thiệt sự có thể dạy người ta làm giàu, thì ai cũng giàu hết lấy ai nghèo đây ta?”

Mà A Phủ bức xúc quá nên nói phong long bâng quơ vậy thôi. Bạn nào cần tham khảo thêm, có thể đọc bài gốc ở đây nè.

Sam Altman: The Intelligence Age

A.P.