Nina Phạm cùng các thầy thuốc Mỹ đã chiến thắng Ebola
Tin cuối tuần này về Ebola ở Mỹ có vui, có buồn.
TIN VUI TRƯỚC ĐÃ:
Nữ y tá người Mỹ gốc Việt Nina Phạm đã hoàn toàn bình phục sau khi bị nhiễm virus Ebola lây từ một bệnh nhân người Liberia ở Dallas (Texas). Ngày 24-10-2014, cô đã đến Nhà Trắng và được Tổng thống Mỹ Barack Obama ôm chúc mừng. Trước đó trong ngày, cô đã được xuất viện, được Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Các bệnh Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID), ôm chúc mừng bên ngoài bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) ở Bethesda (bang Maryland), nơi cô đã được chuyển từ Dallas tới điều trị từ ngày 16-10-2014. Trong lời phát biểu tại bệnh viện NIH, cô đã nói mình may mắn và tạ ơn Thượng đế. Nina Phạm và đội ngũ thầy thuốc Mỹ đã chiến thắng virus chết chóc Ebola. Cô đã được “doube happiness” khi chú chó cưng Bentley cũng có kết quả xét nghiệm âm tính với Ebola. Tuy nhiên, chàng ta vẫn còn phải cách ly một thời gian nữa. Cô chủ Nina hôm 24-10 nói rằng việc đầu tiên của mình khi về tới Dallas là ôm “cục cưng” Bentley một cái.
Nina Phạm, 26 tuổi, là người đầu tiên bị nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ. Cô chính thức bị coi là nhiễm Ebola và nhập viện ngày 10-10-2014, chỉ 2 ngày sau khi bệnh nhân Thomas Eric Duncan mà cô chăm sóc và bị lây nhiễm đã qua đời. Và 13 ngày sau khi có kết quả dương tính với Ebola, cô đã được tuyên bố không còn virus chết người này nữa.
Nina đã cảm ơn Chúa và khoa học đã giúp cô hồi phục từ một căn bệnh dịch có tử suất cực cao mà lại chưa có thuốc chữa. Ngày 24-10, cô phát biểu trên sân bệnh viện NIH: “Tôi cảm thấy may mắn và được chúc phúc khi còn được đứng tại đây hôm nay. Trong suốt cuộc thử thách này, tôi luôn đặt niềm tin và Chúa và đội ngũ y khoa của mình.” Nina Phạm đã nhờ các nhà báo có mặt tại bệnh viện chuyển lời cô cảm ơn tất cả mọi người trên thế giới đã góp lời cầu nguyện cho cô bình phục. Cô cũng cảm ơn Bác sĩ Mỹ Kent Brantly, người đã nhiễm Ebola khi làm công tác thiện nguyện ở châu Phi và đã bình phục. Trong thời gian cô điều trị tại Dallas, ông đã truyền máu cho cô (các chuyên gia tin rằng máu của một người nhiễm virus đã bình phục có thể giúp người đang mang virus có thêm sức đề kháng).
Cô cũng không quên đồng nghiệp của mình cũng đang phải chiến đầu với virus Ebola. Cô nói ý nghĩ của mình lúc này là về Amber Vinson, nữ y tá làm chung bệnh viện, đã có kết quả dương tính với Ebola ngày 15-10 (cũng bị lây nhiễm từ bệnh nhân Duncan), và đang được điều trị tại Bệnh viện Đại học Emory ở thành phố Atlanta (Texas). Gia đình Vinson cho biết cô mạnh mẽ và tinh thần rất cao. Các bác sĩ ở bệnh viện này hôm 24-10 nói rằng không còn tìm thấy virus Ebola trong cơ thể Vinson, nhưng họ vẫn đang tiếp tục theo dõi.
Sau khi đọc bài phát biểu tại Viện NIH, Nina Phạm đã được đưa tới Nhà Trắng, nơi Tổng thống Obama đang chờ cô tại Phòng Bầu dục (Oval Office).
Nina Phạm cũng đã nhắn gửi cộng đồng: “Mặc dù tôi không còn virus Ebola, tôi biết rằng sẽ phải mất một thời gian nữa để có thể hồi phục. Vì thế, với lòng biết ơn và tôn trọng sự quan tâm của mọi người, tôi mong mọi người dành cho sự riêng tư của tôi và gia đình mình sự tôn trọng khi tôi trở lại Texas, và cố gắng trở lại cuộc sống bình thường và sum họp với chú chó Bentley của tôi.”
Chú chó Bentley vẫn còn phải cách ly tới cuối tháng 10-2014. Nhưng Thẩm phán Clay Jenkins của Dallas ngày 24-10 nói rằng Nina có thể “thăm, giữ và chơi với nó ngay ngày mai. Tôi biết điều đó sẽ tốt cho cả hai.” Ông Jenkins là người chịu trách nhiệm giám sát tình hình Ebola ở Dallas.
TIN BUỔN:
Virus Ebola đã có mặt tại thành phố New York. Ngày 24-10-2014, trong khi mọi người vui mừng chào đón Nina Phạm “trở về từ cõi chết”, bình phục sau khi nhiễjm virus Ebola, nước Mỹ lại một phen chấn động với tin phát hiện bệnh nhân Ebola đầu tiên tại thành phố New York. Đây là ca phát hiện Ebola thứ 4 ở Mỹ.
Đó là bác sĩ Craig Spencer, 33 tuổi, người vừa trở lại Mỹ hồi tuần trước sau thời gian ông tham gia đội ngũ Những thầy thuốc không biên giới (DWB) giúp điều trị người bệnh Ebola ở nước Guinea (Tây Phi). Vấn đề rắc rối ở chỗ trước khi phát hiện nhiễm Ebola, ông bác sĩ này đi ta bà thế giới dữ quá. Ông kết thúc công việc ở Guinea hôm 12-10 và rời nước này 2 ngày sau đó để bay sang Brussels (Bỉ). Bác sĩ Spencer về tới sân bay John F. Kennedy (New York) ngày 17-10. Nhưng mãi tới sáng 23-10, ông mới phát những triệu chứng Ebola. Bác sĩ Spencer cũng làm tại một bệnh viên Công giáo tương tự như Nina Phạm, đó là bệnh viện Columbia Presbyterian. Người ta cho biết từ khi trở về Mỹ, ông chưa găp một người bệnh nào. Cho tới nay có 3 người: bạn gái và 2 người bạn của bác sĩ Spencer đã được cách ly và giám sát. Quầy cà phê ở High Line tại Manhattan và trung tâm Bowling Gutter tại Brooklyn, những nơi ông tới hai ngày trước cũng đã được nhân viên y tế tới thanh trùng. Ông còn ghé một nhà hàng Meatball Shop ở Manhattan, chạy bộ 3 dặm tại Riverside Drive và khu nhà mình ở, đi xe điện ngầm,…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính tới nay, có 10.000 người đã nhiễm virus Ebola và 4.877 người trong số đó đã tử vong.
PHẠM HỒNG PHƯỚC
(Saigon 25-10-2014)
+ Nguồn ảnh: Internet. Thank
Xin mời xem clip: Tổng thống Barack Obama tiếp Nina Phạm ngày 24-10-2014:
Nina Phạm đọc lời phát biểu tại bệnh viện NIH ngày 24-10-2014: