Thứ Sáu ngày 08 tháng 11 năm 2024

Mùng Ba Tết với những chữ thư pháp

150221-tetatmui-mungba-phphuoc-01_resize

 

Sáng mùng Ba Tết Ất Mùi như nghe văng vẳng đâu đây tiếng ca sĩ Thanh Tuyền thổn thức trong ca khúc Phút Cuối của nhạc sĩ Lam Phương:

“Chỉ còn gần em một giây phút thôi

Một giây nữa thôi là xa nhau rồi

Nguời theo cánh chim về vui với đời

Để lại thương nhớ cho kiếp đơn côi…”

Tự nhiên đôi tai vểnh bẩm sinh của tôi nghe như có lời cải biên chút đỉnh (xin lỗi ca sĩ và nhạc sĩ):

“Chỉ còn gần Xuân một hôm nữa thôi

Một hôm nữa thôi là xa nhau rồi

Thời gian vút trôi giờ Xuân hết rồi

Để lại thương nhớ cho kiếp ham vui…”

Thế rồi đầu óc lan man nghĩ ngợi lung tung theo ánh mắt dừng lại trên cuốn lịch để bàn của Ngân hàng An Bình với mỗi tháng là một chữ thư pháp kèm theo hai câu thơ hay hai câu đối ăn-rơ với chữ đó. Chữ đẹp từ nét bút cho tới ngữ nghĩa nội hàm ẩn chứa. Tôi tinh nghịch nghĩ tới một version của thú thả thơ điền chữ của giới văn nhân, nho sĩ thời xưa.

Cái ý đồ cũng là cái hay của những người làm lịch này là để mỗi tháng, người ta nghiền ngẫm một chữ Thánh hiền. Thiệt ra, đó là những chữ mà người ta phải nghiền ngẫm và ứng dụng suốt cả đời mình nếu muốn làm NGƯỜI (viết Hoa).

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mở đầu bài hát Để Gió Cuốn Đi bằng câu “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Và ông chỉ mong muốn một cách giản dị là “Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”. Tôi không có level lãng mạn hay có platform triết lý nhân sinh quan như ông (người sinh ra cùng một ngày với tôi nhưng cách nhau tròn một sải tay trưởng thành 18 năm) mà rất application khi quan niệm rằng cần có tấm lòng thôi chưa đủ (có hơi hướm từ giáo lý Tiểu thừa của Phật giáo mang tính selfie một mình) mà còn phải trải tấm lòng đó ra cho tha nhân (như giáo lý Đại thừa đậm chất wefie nhiều mình). Để rồi tôi lại nghêu ngao 3 câu cuối trong bài Để Gió Cuốn Đi của người nhạc sĩ thiên tài:

“Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người
Còn cuộc đời ta cứ vui
Dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai…”

Ừm, cứ như vậy há. Dù Nàng Xuân có quầy quã trôi đi như cái đai cuốn cao su chạy vòng quanh ở cái đảo hành lý trong sân bay cần mẫn phục vụ khách lữ hành trong những chuyến ta bà thế giới, nhưng hễ phút giây nào trong lòng ta vẫn còn Xuân thì Xuân vẫn còn. Cứ phải lạc quan mới có thể sống được trong cái cõi đời ô trọc đầy nhiễu nhương này; miễn là đừng có lạc quan tếu mà hại mình, hại đời!

Mùng Ba Tết Ất Mùi, chỉ còn một ngày nữa là ta lại bắt đầu vào cái guồng máy thời gian và vòng xoáy cuộc đời mới với đích tới là ngày 1 Tết Bính Dần (thứ Hai 8-2-2016). Xin hãy hy vọng và cùng chúc nhau sẽ tươi roi rói nâng Ly Rượu Mừng cùng nhau vào cái cột mốc thời gian đó. “Tồn tại hay không tồn tại” (to be or not to be). Nhà soạn kịch Anh William Shakespeare đã gởi gắm như vậy trong vở bi hài kịch Hamlet như một kim chỉ nam cho chúng ta khi mình là những nhân vật sống (live character-actor) trong vở đại bi hài kịch mang tên “Cuộc Đời”. Ngày Tết là thời gian của chữ nghĩa, tôi muốn được chiết tự từ tên kiệt tác Bi Kịch Lạc Quan của nhà soạn kịch Nga Vit-nhep-xki để cùng làm công tác tâm lý AQ cho tôi và bạn bè rằng: “Cho dù gặp Bi Kịch vẫn cứ phải Lạc Quan mà sống tiếp”.

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Saigon 21-2-2015, Mùng Ba Tết Ất Mùi)

thuphap-tet-atmui-2015-01_resize

thuphap-tet-atmui-2015-02_resize

thuphap-tet-atmui-2015-03_resize

thuphap-tet-atmui-2015-04_resize

thuphap-tet-atmui-2015-05_resize

thuphap-tet-atmui-2015-06_resize

thuphap-tet-atmui-2015-07_resize

thuphap-tet-atmui-2015-08_resize

thuphap-tet-atmui-2015-09_resize

thuphap-tet-atmui-2015-10_resize

thuphap-tet-atmui-2015-11_resize

thuphap-tet-atmui-2015-12_resize

thuphap-tet-atmui-2015-13_resize