Thứ Tư ngày 22 tháng 1 năm 2025

Vấn đề quan trọng và thực tế nhất là đừng để xảy ra một Hiroshima nào nữa

160527-obama-hiroshima-05

 

Chiều 27-5-2016, ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G7 Summit lần thứ 42 năm 2016 do Nhật Bản đăng cai diễn ra tại Bán đảo Ise-Shima và trước khi về Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới thành phố Hiroshima viếng đài tưởng niệm các nạn nhân của quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống năm 1945.

Ông Obama trở thành vị tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm nơi Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hủy diệt cả thành phố, giết chết tại chỗ hơn 100.000 người. Thảm kịch xảy ra ngày 6-8-1945 để buộc quân phiệt Nhật phải đầu hàng trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima (Hiroshima Peace Memorial Park), Tổng thống Obama trong bộ đồ màu đen trông buồn rũ rượi khi ông đặt vòng hoa lên đài tưởng niệm các nạn nhân và cúi đầu, nhắm mắt tưởng niệm họ. Ông đã đọc một bài diễn văn ngắn trước những nạn nhân còn sống sót, đọc thật chậm rãi, nhiều lúc ngừng, giọng thật trầm buồn.

Ông Obama nói: “71 năm trước vào một buổi sáng không mây trời sáng sủa, cái chết đã rơi xuống từ bầu trời này và thế giới đã thay đổi trong một chớp nhoáng ánh sáng trên một bức tường lửa hủy diệt cả một thành phố chứng tỏ điều nhân loại đã bị ám ảnh về chính cái phương tiện hủy diệt này. Tại sao chúng ta đến nơi nay, đến Hiroshima? Chúng ta đến để suy niệm về một thần lực khủng khiếp ở một quá khứ không phải quá xa. Chúng ta đến để khóc than cái chết của hơn một trăm ngàn người Nhật, đàn ông, đàn bà và trẻ em, hàng ngàn người Triều Tiên và hàng chục người Mỹ đang bị giữ làm tù nhân.”

Xin mời xem video:

Xin mời xem video của hãng tin Pháp AFP.

 Ông Obama đã bắt tay, ôm và trò chuyện với những nạn nhân còn sống sót. Ông Sunao Tsuboi, 91 tuổi, hiện là người đứng đầu nhóm những nạn nhân sống sót, nói rằng ông muốn nói cho Tổng thống Obama biết là mình vui lòng ra sao với chuyến viếng thăm này của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ. Tổng thống Obama đã nói chuyện với ông Tsuboi đầu tiên. Hai người cười với nhau. Chủ yếu là ông Obama lắng nghe trong khi vẫn nắm giữ bàn tay của ông lão Nhật trong bàn tay mình. Còn ông Tsuboi đã dộng dộng cây gây của mình xuống đất một cách mạnh mẽ trong khi nói chuyện với ông Obama. Đứng bên cạnh là một người thông dịch. Tiếp đó, ông Obama tiến tới bên ông Shigeaki Mori, 79 tuổi, một nạn nhân sống sót và hiện là nhà sử học, bắt tay ông này. Ông Mori mới lên 8 tuổi vào cái ngày xảy ra thảm kịch 6-8-1945 đó. Ông Obama đã đứng cúi đầu rồi gật gật đầu trong khi ông Mori nói. Sau đó ông Obama vỗ nhẹ lên lưng ông Mori và ôm ông lão Nhật này.

160527-obama-hiroshima-02

Tổng thống Obama gặp ông Sunao Tsuboi. (Johannes Eisele/AFP/Getty Images)

160527-obama-hiroshima-01d

Tổng thống Obama ôm ông Mori Shigeaki, Bìa trái là Thủ tướng Abe. (Johannes Eisele/AFP/Getty Images)

Trước khi ông Obama phát biểu, một nhóm người Nhật mang biểu ngữ biểu tình ở gần đài tưởng niệm phản đối việc hai ông Abe và Obama tới thăm Hiroshima. Họ đòi không có vũ khí hạt nhân, không căn cứ Mỹ ở Nhật và không có chiến tranh. Tất nhiên họ cũng đòi Tổng thống Obama phải xin lỗi về thảm kịch Hiroshima.

160527-obama-japan-oppose-01

Xin mời xem video:

YouGov đã công bố kết quả thăm dò hơn 2.000 người Mỹ cho thấy 70% người được hỏi nói rằng Mỹ không cần xin lỗi Nhật Bản vì Mỹ đã làm đúng trong hoàn cảnh đó, 20% đồng ý xin lỗi.

976

Không phải tất cả người Nhật đều khăng khăng đòi Mỹ phải xin lỗi. Keni Sabath, cháu gái một nạn nhân Hiroshima sống sót, hiện đang định cư tại Connecticut (Hoa Kỳ), nói với hãng tin Anh BBC News rằng bà không mong đợi ông Obama nói lời xin lỗi. “Gia đình tôi không cảm thấy lời xin lỗi là cần thiết đâu. Đối với tôi, việc Tổng thống Obama đến thăm nơi này đã là đủ cho thấy một sự hiểu biết về quá khứ và việc thúc giục việc cần phải ngăn ngừa một Hiroshima khác trong tương lai.”

Tất nhiên ông Obama đã không đến Hiroshima để xin lỗi người Nhật về hai quả bom nguyên tử. Thay vào đó, từ cách ứng xử tới lời nói, nhà lãnh đạo Mỹ thể hiện một sự cảm thông với những nỗi đau mất mát của người Nhật trong chiến tranh. Ông đã diễn tả sự khủng khiếp của chiến tranh và vũ khí hạt nhân. Ông hy vọng sự kinh hoàng của Hiroshima có thể làm bùng lên một “sự thức tỉnh đạo đức”. Khi cùng Thủ tướng Abe đứng gần tòa nhà bị bom nguyên tử phá hủy phần lớn được giữa lại như một biểu tượng, ông Obama đã cảnh báo về sự tàn khốc của chiến tranh và thúc giục thế giới làm tốt hơn. Ông nói: “Chúng ta đứng tại đây giữa thành phố này và buộc chúng ta phải tưởng tượng lúc quả bom đó rơi xuống…. Chúng ta lắng nghe tiếng khóc thầm lặng. Chúng ta phải có lòng dũng cảm thoát khỏi cái logic của nỗi sợ hãi và theo đuổi một thế giới không có chúng (vũ khí hạt nhân).

Tổng thống Obama đã ghi trong sổ lưu niệm tại Viện Bảo tàng Hiroshima: “Chúng ta đã biết sự đau đớn cực độ của chiến tranh. Bây giờ, chúng ta hãy tìm sự dũng cảm, cùng với nhau, để gieo rắc hòa bình và theo đuổi một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.

Thủ tướng Nhật Bản Abe đã ca ngợi “sự dũng cảm” của ông Obama khi tới thăm Hiroshima. Ông cũng cảm ơn những người ở Mỹ và Nhật Bản đã kiên trì theo đuổi sự hòa giải giữa 2 nước trong suốt hơn 70 năm qua.

Sau cuộc viếng thăm lịch sử dài 1 giờ 45 phút (theo số liệu của báo New York Times), vào lúc 18g38ph theo giờ Nhật Bản (tức 16g38ph theo giờ Việt Nam), Tổng thống Obama đã lên trực thăng của tổng thống Marine One rời thành phố Hiroshima. Ngay sau đó, ông sẽ đáp chuyên cơ Air Force One trở về Washington kết thúc chuyến công du chính thức châu Á có lẽ là lần cuối cùng của ông với cương vị Tổng thống Hoa Kỳ. Vào đầu tháng 1-2017, ông mãn nhiệm kỳ 4 năm thứ hai.

160527-obama-hiroshima-16

Ông Obama đã ghi thêm một điểm cộng vào di sản Tổng thống Hoa Kỳ của mình với chuyến viếng thăm lịch sử tới Hiroshima. Ông là người dũng cảm bước qua lời nguyền. Và ông một lần nữa chứng tỏ sự khôn ngoan của mình. Ông đến đây không để xin lỗi về quyết định ném bom nguyên tử của người tiền nhiệm là Tổng thống Harry S. Truman, người làm Tổng thống Mỹ từ tháng 4-1945 tới tháng 1-1953. Ông đến Hiroshima để bày tỏ sự thông cảm và tôn trọng đối với các nạn nhân, đồng thời cảnh báo cho mọi người biết sự tàn khốc của chiến tranh và sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân.

Xin mời xem video chính thức của Nhà Trắng:

PHẠM HỒNG PHƯỚC

+ Ảnh: Internet. Thanks.

160527-obama-hiroshima-00

US President Barack Obama and Japanese Prime Minister Shinzo Abe deliver remarks after laying wreaths at the Hiroshima Peace Memorial Park in Hiroshima on May 27, 2016. Obama on May 27 paid moving tribute to victims of the world's first nuclear attack. / AFP PHOTO / JIM WATSON

US President Barack Obama and Japanese Prime Minister Shinzo Abe deliver remarks after laying wreaths at the Hiroshima Peace Memorial Park in Hiroshima on May 27, 2016.
Obama on May 27 paid moving tribute to victims of the world’s first nuclear attack.
/ AFP PHOTO / JIM WATSON

U.S. President Barack Obama walks to lay a wreath at Hiroshima Peace Memorial Park in Hiroshima, western, Japan, Friday, May 27, 2016. Obama on Friday became the first sitting U.S. president to visit the site of the world's first atomic bomb attack, bringing global attention both to survivors and to his unfulfilled vision of a world without nuclear weapons. (AP Photo/Shuji Kajiyama)

U.S. President Barack Obama walks to lay a wreath at Hiroshima Peace Memorial Park in Hiroshima, western, Japan, Friday, May 27, 2016. Obama on Friday became the first sitting U.S. president to visit the site of the world’s first atomic bomb attack, bringing global attention both to survivors and to his unfulfilled vision of a world without nuclear weapons. (AP Photo/Shuji Kajiyama)

160527-obama-hiroshima-04b2

The wreath placed by US President Barack Obama is displayed in front of the cenotoph in the Peace Momorial park in Hiroshima on May 27, 2016. (Toshifumi Kitamura / AFP/Getty Images)

160527-obama-hiroshima-04c

President Barack Obama places a wreath at the cenotaph in the Peace Memorial park in Hiroshima on May 27, 2016 with Japanese Prime Minister Shinzo Abe. (Credit: Getty Images / Toshifumi Kitamura )

160527-obama-hiroshima-06b

U.S. President Obama stands after laying a wreath at the Hiroshima Peace Memorial Park in Hiroshima, western, Japan, on May 27, 2016. (Shuji Kajiyama / AP)

160527-obama-hiroshima-06

President Obama visits the Hiroshima Peace Memorial Park on May 27, 2016 in Hiroshima, Japan. (Atsushi Tomura / Getty Images)

US President Barack Obama (R) and Japanese Prime Minister Shinzo Abe shake hands after laying wreaths at the Hiroshima Peace Memorial Park in Hiroshima on May 27, 2016. Obama on May 27 paid moving tribute to victims of the world's first nuclear attack. / AFP / JIM WATSON (Photo credit should read JIM WATSON/AFP/Getty Images)

US President Barack Obama (R) and Japanese Prime Minister Shinzo Abe shake hands after laying wreaths at the Hiroshima Peace Memorial Park in Hiroshima on May 27, 2016.
Obama on May 27 paid moving tribute to victims of the world’s first nuclear attack.
/ AFP / JIM WATSON (Photo credit should read JIM WATSON/AFP/Getty Images)

160527-obama-hiroshima-08

Tổng thống Obama và Thủ tướng Abe sau khi đặt vòng hoa. (europapress)