Thứ Năm ngày 14 tháng 11 năm 2024

Visa đồng hành cùng đối tác fintech phát triển giải pháp thanh toán cho doanh nghiệp SMB tại Việt Nam

Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử toàn cầu (Mỹ), hồi cuối tháng 3-2023 đã tổ chức Hội nghị Khách hàng “Khai phá cơ hội – Giải pháp thanh toán doanh nghiệp” (Vietnam New Flows Client Forum: Commercial Payments – The New Horizon) tại TP.HCM. Sự kiện quy tụ các khách hàng và đối tác của Visa cùng tìm hiểu về giải pháp của Visa và các cơ hội hợp tác fintech tiềm năng, qua đó tích cực hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN – SMB) tại Việt Nam. Tại sự kiện, đại diện Visa cũng đã chia sẻ các giải pháp Visa mở rộng phạm vi hỗ trợ thị trường đối với dòng thanh toán giữa các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ.

Thanh toán điện tử (digital payments) đang ngày càng tăng trưởng và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Các nền tảng trực tuyến, cổng thanh toán đa dịch vụ và tiện ích, đã trở nên phổ biến với nhóm người tiêu dùng quen thuộc các phương thức thanh toán, chi tiêu bảo mật. Theo Nghiên cứu của Visa về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng (The Visa Consumer Payment Attitudes Study) năm 2022, hơn 70% người tiêu dùng Việt Nam đón nhận hình thức Ngân hàng Mở (Open Banking), nhất là các nhà cung cấp dịch vụ phi ngân hàng và fintech, khi cho phép người dùng mở tài khoản liên kết với ngân hàng. (Nguồn: Nghiên cứu Thái độ thanh toán của người tiêu dùng được CLEAR thực hiện từ tháng 9 đến tháng 10-2022, khảo sát hơn 6.550 người tiêu dùng tại Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Cambodia. Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn trực tuyến với 1.000 người tiêu dùng Việt Nam đang làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian với sự phối hợp nhân khẩu học nhằm tạo ra sự phối hợp tiêu biểu về độ tuổi và giới tính).

Thảo luận nhóm với đại diện Visa, VNPAY và Bizzi.

Sự phát triển không ngừng của fintech mang đến tiềm năng tăng trưởng lớn cho không chỉ đối với thanh toán B2C (Business-to-Consumer), mà cho cả thanh toán B2B (Business-to-Business) trong nhiều lĩnh vực, giúp doanh nghiệp tìm kiếm và đón nhận cơ hội từ các thị trường mới. Doanh nghiệp hiện nay đa phần sử dụng thẻ doanh nghiệp để thanh toán cho mục đích công tác và công tác phí.  Tuy nhiên, giải pháp thanh toán số B2B qua thẻ hoàn toàn có thể được sử dụng trong nhiều nhóm ngành hàng đa dạng hơn, giúp ứng biến trước những khó khăn của chuỗi cung ứng.

Ông Gareth Jon Parrington.

Ông Gareth Jon Parrington, Giám đốc Cấp cao Giải pháp Doanh nghiệp, Visa khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: Chuỗi cung ứng truyền thống tồn tại nhiều nút thắt. Giai đoạn từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, và từ nhà phân phối đến nhà bán lẻ, thường xuất hiện những vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng và thanh toán, năng lực cung cấp hạn mức tín dụng còn hạn chế, nguồn vốn hạn chế, hay các rủi ro về gian lận và mất mát. Việc số hóa các dịch vụ thanh toán mang đến hàng loạt lợi ích, từ việc cải thiện dữ liệu, nâng cao khả năng hỗ trợ phân tích tài chính, giảm thiểu rủi ro giao dịch bằng tiền mặt…”.

Các công ty fintech cũng đang hướng đến giải quyết các vướng mắc của mô hình thanh toán xuyên biên giới (cross-border payments) hiện tại. Trong bối cảnh thị trường giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) ngày càng phát triển, yêu cầu về phương thức thanh toán nhanh chóng, liền mạch, các giải pháp như thẻ phi vật lý sẽ cho phép giảm thiểu độ phức tạp khi giao dịch xuyên biên giới, đồng thời tăng độ minh bạch và kiểm chứng dữ liệu.

Ông Parrington chia sẻ thêm: “Trước sự phổ biến của các giao dịch thanh toán quốc tế, Visa tập trung cung cấp các giải pháp thanh toán B2B dễ dàng cho các doanh nghiệp, giải quyết khó khăn và cải thiện tính hiệu quả của các hình thức thanh toán cũ. Cơ hội hợp tác phát triển là rất lớn. Đó cũng là lý do chúng tôi đặt mục tiêu hỗ trợ phát triển chuyên môn công nghệ cho các khách hàng B2B.”

Tại Việt Nam, ứng dụng fintech trong B2B đang tạo ra doanh thu và tiềm năng tăng trưởng mới cho các công ty không phân biệt quy mô. Theo nghiên cứu của McKinsey (LaBerge L, O’Toole C, Schneider J and Smaje K 2020 – How COVID-19 has pushed companies over the technology tipping point—and transformed business forever, Mar 2023), việc kinh doanh bị gián đoạn do đại dịch COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình số hóa tại các doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy thương mại điện tử B2B. Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn khi các đơn vị mua hàng B2B dần quen thuộc hơn với các kênh và dịch vụ số.

Bà Đặng Tuyết Dung.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, cho biết: “Thị trường số B2B đang trên đà bùng nổ và được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Đây là thời điểm hoàn hảo để các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước nhập cuộc vào đà tăng trưởng sẽ tiếp diễn này. Tại Việt Nam, nông nghiệp, du lịch B2B và ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được kỳ vọng hưởng nhiều lợi ích từ việc tăng cường khả năng tiếp cận chuỗi cung ứng, các tùy chọn và khả năng thanh toán dễ dàng và tiềm năng tăng trưởng doanh thu.”

Theo Visa, cách vận hành của mô hình B2B rất khác B2C, khi người mua hàng và nhà cung cấp thường có mối quan hệ lâu dài. Khả năng tương tác là chìa khóa để rút ngắn khoảng cách, cho phép người tiêu dùng và người bán từ các thị trường và phương thức thanh toán khác nhau, kinh doanh liền mạch trên khắp thế giới (nguồn: Time to rethink payments strategies for 2023 (again), Jan 2023). Giải pháp Visa B2B Connect của Visa mang đến phương thức thanh toán xuyên biên giới hiệu quả và có thể dự đoán được cho các doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch quốc tế. Điều này cho phép tối ưu hóa chi phí khi giao dịch xuyên biên giới, minh bạch tài chính từng giao dịch đối với tổ chức tài chính và khách hàng, nhờ đó giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền và ổn định kinh doanh.

Bà Dung cho biết thêm: “Visa cung cấp loạt giải pháp B2B cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể khai thác thị trường phân phối và cung ứng mới, đồng thời thực hiện giao dịch trực tuyến với độ tin cậy cao. Điều này không chỉ định hình lại các kết nối B2B xuyên biên giới, mà còn bảo đảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong bối cảnh hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.”

Bà Dung cũng nhấn mạnh rằng các tổ chức tài chính nên tận dụng cơ hội này để hỗ trợ phát hành cho các đối tác tin cậy: “Các đơn vị phát hành có thể phát triển mối quan hệ đối tác đang có thành kênh chấp nhận thanh toán, để thông qua đó phát hành các thẻ đồng thương hiệu, nhằm hỗ trợ cải thiện năng lực thanh toán B2B và mở rộng tệp khách hàng.”

  • Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về Giải pháp thanh toán doanh nghiệp của Visa tại đây.

H.T.O.

Nguồn do Visa cung cấp.