Thứ Ba ngày 30 tháng 4 năm 2024

NASA vẫn là nhà thám hiểm sao Hỏa “thiên hạ vô đối”

Việc cho một con tàu thăm dò đáp xuống bề mặt sao Hỏa trước nay vẫn là một công việc cực kỳ khó khăn, chỉ có 40% phi vụ thành công. Hiện nay, NASA là cơ quan không gian duy nhất của Trái đất đáp được xuống sao Hỏa. NASA đã bắt đầu phóng tàu khám phá sao Hỏa từ tháng 11-1964 và ngày 14-7-1965, Mariner 4 đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên của loài người bay ngang qua sao Hỏa, thu thập được những hình ảnh cận cảnh đầu tiên của hành tinh này. Ngày 6-8-2012, xe thám hiểm tự hành (rover) Curiosity của NASA (phóng ngày 26-11-2011) đã hạ cánh thành công lên bề mặt sao Hỏa và vẫn hoạt động cho tới nay (tính tới ngày 27-11-2018 đã có thâm niên 2.242 sol – ngày trên sao Hỏa, tức 2.303 ngày của Trái đất).  Năm 2016, Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) đã cố gắng cho tàu thăm dò Schiaparelli của mình đáp xuống sao Hỏa, nhưng tàu đã rời khỏi các tên lửa đẩy lùi (retro-rocket) quá sớm nên rơi xuống đất vỡ tan. Trong khi vào thời hoàng kim vũ trụ của mình, Liên Xô chưa bao giờ cho thấy có kế hoạch hạ cánh lên Hành tinh Đỏ, trong khi đó tới nay, ESA của Châu Âu có hai phi vụ đáp xuống sao Hỏa và đều thất bại. Trong 8 phi vụ đáp xuống sao Hỏa của NASA trước đây, chỉ có 1 vụ thất bại.

Vị trí các phi vụ hạ cánh của NASA trên sao Hỏa.

Tất nhiên, NASA không thể và cũng không khoái làm một mình. Họ vẫn phải hợp tác với một số nước đối tác trong các phi vụ khám phá sao Hỏa này.

Ba công cụ chính của InSight trong sứ mạng khám phá sao Hỏa này gồm:

 

  1. Địa chấn kế (seismometer) SEIS cực nhạy dùng để lắng nghe mọi nhịp đập của sao Hỏa. Thiết bị sẽ ghi lại các sóng di chuyển xuyên qua cấu trúc bên trong của hành tinh này. Việc nghiên cứu các sóng địa chấn sẽ cho biết nguồn tạo ra chúng. Các nhà khoa học hồ nghi rằng thủ phạm gây ra các sóng này có lẽ là các trận động đất sao Hỏa (marsquake) hay là các thiên thạch (meteorite) bắn vào bề mặt sao Hỏa.
  2. Máy dò sức nóng (heat probe): Thiết bị dò sức nóng HP3 của InSight có thể khoan sâu xuống lòng sao Hỏa hơn bất cứ phi vụ thám hiểm nào trước đó. Thiết bị nào có thể khoan sâu 16ft (5m) xuống lòng sao Hỏa. Nó sẽ điều tra xem sức nóng sẽ còn phát ra từ sao Hỏa như thế nào.
  3. Các ăngten vô tuyến (radio antennas): Cũng giống như người bạn láng giềng Trái đất, sao Hỏa cũng lắc lư con tàu đi một chút khi nó quay xung quanh trục của mình. Để nghiên cứu hiện tượng này, các nhà khoa học dùng 2 ăngten của thiết bị RISE để theo dõi vị trí của tàu đổ bộ InSight một cách cực kỳ chính xác. Điều này giúp họ thử nghiệm các phản xạ của sao Hỏa và biết được cấu trúc sâu bên trong ảnh hưởng thế nào tới sự chuyển động của hành tinh này quanh Mặt trời.

Đây là lần đầu tiên NASA dùng một cánh tay người máy (robotic arm) gắn trên tàu đổ bộ InSight để đặt các thiết bị thăm dò lên bề mặt sao Hỏa chung quanh con tàu. Sẽ mất 2 tới 3 tháng cho việc triển khai này. NASA muốn mọi việc phải thật cẩn thận và chính xác. Bởi với khoảng cách hơn 301 triệu dặm (484 triệu km) từ Trái đất tới sao Hỏa kia, làm sao có thể cử kỹ thuật viên tới sửa chữa thiết bị. Thiệt ra, việc giám sát và điều khiển tàu InSight từ Trái đất giống như người mù mò trong đêm tối khi tín hiệu phải mất khoảng 7 phút mới vượt qua được khoảng cách hàng trăm triệu dặm đó. Khi Trái đất nhận được tín hiệu để biết có điều gì xảy ra, thì thực tế điều ấy đã xảy ra trước đó 7 phút mất tiêu rồi.

Video của NASA mô tả việc hạ cánh của tàu InSight xuống sao Hỏa. Đây chỉ là hình ảnh mô tả dựng trước.

NGÔ LÊ

+ Nguồn và ảnh: Internet. Thanks.