Thứ Hai ngày 14 tháng 10 năm 2024

Mỹ bầu cử cũng cần Liên Hiệp Quốc giám sát

Người ta cứ tưởng chuyện quốc tế giám sát bầu cử chỉ xảy ra ở những nước bị coi là thiếu dân chủ. Vậy mà, cuộc bầu cử ngày 6-11-2012 ở Mỹ – vốn được coi là đệ nhất dân chủ – cũng đã được Liên Hiệp Quốc cử thanh sát viên giám sát.

Có 48 quan sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thuộc LHQ đã được cử đi kiểm tra các điểm bầu cử trên khắp nước Mỹ với nhiệm vụ chính là để bảo đảm cho quyền bầu cử của mọi công dân, đặc biệt là các cộng đồng thiểu số, được bảo đảm.

Vì sao bầu cử ở Mỹ cần phải được LHQ giám sát? LHQ có trụ sở đặt tại New York (Mỹ) nên có bổn phận đối với nước Mỹ là lẽ đương nhiên. Nhưng thiệt ra, LHQ đâu có quởn khi mà có quá nhiều chuyện phải giám sát trên khắp hành tinh này. Cơ quan quốc tế này phải cử quan sát viên đi theo cuộc bầu cử ở Mỹ là theo yêu cầu của những nhóm nhân quyền của nước này. Trước đó đã có những lời đe dọa không cho những người thiểu số (dân nhập cư) – vốn ủng hộ ông Barack Obama – tới phòng phiếu.

Nghệ sĩ điêu khắc trên cát Ấn Độ Sudaran Pattnaik ngày 7-11-2012 đã tạo hình Tổng thống Mỹ tái đắc cử Barack Obama trên bãi biển Golden Sea ở Puri, cách thành phố  Bhubaneswar (thủ phủ bang Orissa, Ấn Độ) khoảng 65km.

Có sống ở Mỹ mới rõ, lời đe dọa của những phần tử cực hữu quá khích là không phải chuyện có thể quăng cục lơ, vì như vậy đồng nghĩa với “giỡn mặt tử thần”. Cho dù Hoa Kỳ là Hiệp chủng quốc đã có bề dày 236 năm tuyên bố độc lập, người Mỹ cho tận hôm nay vẫn còn nặng nề cái “truyền thống” kỳ thị màu da, chủng tộc. Bởi vậy, Tổng thống Barack Obama phải chịu mối đe dọa an ninh gấp bội lần các vị tiền nhiệm da trắng. Ông không chỉ là đối tượng “xơi tái” của giặc ngoài, mà còn là đối tượng “xin tí huyết” của thù trong. Có tin nói rằng, chẳng bao lâu sau khi đắc cử hồi năm 2008, ông Obama – Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ – đã bị những nhóm cực hữu da trắng ở Mỹ tuyên án tử hình.

Chỉ tội nghiệp cho các quan sát viên LHQ này, họ phải làm việc rất cẩn trọng và kín đáo. Nhiều người Mỹ, tất nhiên đặc biệt là các nhóm cực hữu, phản đối sự giám sát quốc tế này vì cho rằng nó xúc phạm nước Mỹ, xâm phạm chủ quyền nước Mỹ và làm bẽ mặt nước Mỹ.

PHP

(Saigon 8-11-2012)

LHQ được yêu cầu cử quan sát viên giám sát cuộc bầu cử ở Mỹ.

Vì sao LHQ phải cử quan sát viên tới cuộc bầu cử 2012 của Mỹ?