Thứ Sáu ngày 26 tháng 7 năm 2024

Sự thật phía sau tấm ảnh “nhạy cảm” 3 nhà lãnh đạo tự chụp ảnh nhau trong lễ vinh danh ông Mandela

mandela-johannesburg-obama-selfie-131210-d

 

Sau khi tấm ảnh chụp cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron và nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt tự chụp ảnh kỷ niệm với nhau được tung tràn ngập các trang mạng và báo chí trên thế giới, dư luận đã có nhiều lời bình phẩm, ý kiến trái chiều nhau. Người thì cho rằng đó là chuyện bình thường, dân Âu Mỹ là như vậy, nhất là hào hứng với hình ảnh rất đời thường của những nhà lãnh đạo quốc gia, và chính khách dù vẫn là con người. Kẻ lại phê bình, nói đó là hành động nông nỗi, nhí nha nhí nhố không xứng với vị thế cao trọng, đặc biệt là phản cảm trong một hoàn cảnh như thế này.

Điều gây nên chuyện chính là 3 vị đứng đầu chính phủ này chụp ảnh trên lễ đài của lễ tưởng niệm và vinh danh nhà cố lãnh đạo châu Phi huyền thoại Nelson Mandela tổ chức sáng 10-12-2013 tại sân vận động FNB ở Soweto (tỉnh Johannesburg, Nam Phi).

Trong ảnh, Tổng thống Obama ngồi giữa Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama và nữ Thủ tướng tóc vàng Bắc Âu. Thủ tướng Anh ngồi cạnh người đồng cấp Đan Mạch.

Bỗng nhiên bà Thủ tướng Đan Mạch lấy chiếc smartphone ra rủ 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Anh chụp chung với mình một tấm ảnh do bà tự chụp. Cả 2 gentleman đã hớn hở nghiêng người chụm đầu chung với người đẹp Scandinavia, riêng ông Obama còn đưa tay phụ cầm điện thoại với bà Helle Thorning-Schmidt. Trong khi đó, phu nhân Michelle nghiêm trang với khuôn mặt “nghiêm trọng” ngồi tránh khỏi cái vụ “tự chụp ảnh” này.

Đây là một kiểu người ta tự chụp ảnh mình bằng thiết bị di động (smartphone, tablet,…) rồi đưa lên mạng xã hội. Thuật ngữ “selfie” dùng để chỉ hành động này đã trở nên phổ biến trên thế giới trong thời đại của các camera trên thiết bị di động. Nó xuất hiện lần đầu tiên trên diễn đàn Internet ABC Online của Úc ngày 13-9-2002. Năm 2013, từ “selfie” đã trở nên phổ dụng đủ để từ điển Oxford English Dictionary đưa vào phiên bản online của mình. Tháng 11-2013, ban biên soạn từ điển nổi tiếng thế giới này đã công bố “selfie” là một “từ của năm” (word of the year). Trong giới giải trí Hàn Quốc có một từ tương tự là “selfca” (self-camera) để chỉ hành động tự chụp ảnh mình. Bà con người Việt mình dịch thuật ngữ “selfie” là “chụp ảnh tự sướng” vừa sát nghĩa, vừa đúng bản chất hành động, vừa thể hiện được đúng cảm xúc của người ta.

Trở lại cái vụ chụp ảnh của 3 vị nguyên thủ quốc gia ở Nam Phi, Roberto Schmidt, phóng viên ảnh của hãng tin Pháp AFP, người chộp được khoảnh khắc độc đáo này, đã viết trên một blog khẳng định thái độ “nghiêm trọng” của Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama mà người ta nhìn thấy trên tấm ảnh không có liên quan gì tới vụ tự chụp ảnh “nổi đình đám” của “bộ ba” kia, trong đó có phu quân của mình. Ông viết: “Sau này tôi đọc được trên mạng xã hội rằng bà Michelle Obama dường như cáu kỉnh khi nhìn thấy nữ Thủ tướng Đan Mạch chụp tấm ảnh đó. Nhưng các tấm ảnh có thể dối trá. Trong thực tế, chỉ vài giây trước đó, Đệ nhất phu nhân còn cười đùa với những người chung quanh mình, trong đó có ông Cameron và bà Thorning-Schmidt. Cái vẻ mặt nghiêm trang của bà chỉ là tình cờ được chụp thôi.”

Không chỉ trên Internet mà ngay cả trên bìa của những tờ báo “giật gân” (tabloid – tôi xin né chữ “lá cải” vì làm downgrade món rau mình khoái khẩu). Báo Daily News giật tít: “Michelle’s beside her selfie over flirty ‘Bam” (tạm hiểu là: bà Michelle không thể kềm chế được thái độ của mình với cảnh ông Obama – Bam tán tỉnh – hay đùa bỡn người khác). Báo New York Post cảnh báo: “”Flirting With Dane-Ger!”. Còn tờ Sun (Anh) phê bình: “No Selfie Respect”.

Phóng viên nhiếp ảnh Schmidt cũng bào chữa cho việc các nhà lãnh đạo tự chụp ảnh kỷ niệm cho mình trong sự kiện này. “Tất cả mọi người chung quanh tôi trong sân vận động, những người Nam Phi đang nhảy múa, ca hát và cười vui để tôn vinh nhà lãnh đạo quá cố của mình. Nó giống không khí lễ hội hóa trang carnival hơn, chứ không phải là buồn bã.”

Thủ tướng Anh Cameron phân bua rằng mình chỉ muốn thể hiện sự tôn trọng đới với gia đình Neil Kinnock, cựu thủ lĩnh Công đảng Anh. Vị nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Đan Mạch này chính là con dâu của ông Neil Kinnock. Ông Cameron nói đùa rằng mình tham gia “nhóm chụp ảnh” đó chỉ vì lịch sự (polite) thôi mà. Phóng viên hãng tin AFP chụp được tấm ảnh bà Helle trước đó đã dùng tay kéo đầu ông Cameron vào cho lọt vừa khung ảnh. Thiệt tình cả ba người đâu có xa lạ chi nhau. Hơn nữa, có quý ông gentleman bình thường nào có thể dửng dưng trước một quý bà xinh đẹp như vậy? Quý phu nhân tóc vàng Bắc Âu này vốn là một người rất có khiếu về thời trang, được mệnh danh là “Gucci diva”. Chẳng trách mà báo Mỹ New York Post (11-12-2013) chạy tít trên bìa: “Mrs. O not amused by Bam & pretty PM” (Bà Obama không vui bởi ông Obama và thủ tướng xinh đẹp).

mandela-johannesburg-obama-selfie-newyorkpost-131211

Theo báo Telegraph của Anh (12-12-2013), nữ Thủ tướng Đan Mạch Thorning-Schmidt cũng đã giải thích rằng: tấm ảnh đó cho thấy toàn bộ ba nhà lãnh đạo đều “chỉ là những con người” (just people). Trên nhật báo Đan Mạch Berlingske, bà nhận xét về chuyện “bộ ba” (trio) bị dư luận “ném đá” rằng: “Nó không thích đáng đâu. Có nhiều ảnh được chụp hôm đó, và tôi chỉ nghĩ đó là một điều vui vẻ. Có thể nó cũng cho thấy rằng khi chúng tôi gặp những vị đứng đầu nhà nước và chính phủ, chúng tôi cũng cũng chỉ giống như mọi người là vui thích.” Bà nói thêm: “Có một nỗi buồn, nhưng nó được dựa trên một sự kiện lễ hội mà cũng là để ăn mừng một người đã sống tới 95 năm và đã đạt được rất nhiều thành quả trong cuộc đời ông ấy. Người dân nhảy múa trên các khán đài… Và rồi chúng tôi đã tự chụp một ảnh thật sự vui.”

Cho dù là những chính khách rất nổi tiếng trên thế giới, “bộ ba” này cũng là những người thuộc thế hệ trẻ, đặc biệt là ở cái thế giới mà người ta sống thọ 80-90 tuổi là chuyện chẳng phải dữ dằn chi. “Già nhất” trong nhóm là ông Barack Obama cũng chỉ 52 tuổi, ông David Cameron 47 tuổi, và bà Thorning-Schmidt 46 tuổi. Mà xưa nay giới trẻ phải có cái cách sống không giống như cánh già nua.

Tay máy Schmidt cũng thú nhận là ông rất ngạc nhiên khi tấm ảnh của mình gây ra làn sóng tranh cãi trong công chúng như thế. “Tôi chụp các tấm ảnh này hoàn toàn tự phát, không hề nghĩ chúng có thể sẽ có ảnh hưởng ra sao. Vào thời điểm đó, tôi đã nghĩ là các nhà lãnh đạo thế giới này đơn giản hành động giống như những con người, giống tôi và các bạn. Tôi đoán rằng đây là một dấu hiệu của thời đại chúng ta khi bằng cách nào đó hình ảnh này dường như gây sự quan tâm hơn là chính sự kiện.”

Thật sự thì sự kiện ngày 10-12-2013 tại sân vận động có sức chứa tới 95.000 người ở Johannesburg là một lễ tưởng niệm quốc gia (national memorial service) do chính phủ Nam Phi tổ chức để tưởng nhớ và vinh danh vị cha già dân tộc Nam Phi Mandela. Còn lễ quốc tang (state funeral) sẽ được tổ chức tại ngôi làng Qunu (thuộc tỉnh Eastern Cape) quê hương ông Mandela vào ngày 15-12. Đối với người Âu Mỹ, và những nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Âu Mỹ, đây là dịp để người ta vui mừng cho vinh dự của người thân yêu vừa ra đi. Đó là lý do những người Nam Phi đã có mặt tại sân vận động FNB trong những trang phục lễ hội nhiều màu sắc, nhảy múa, ca hát, cười đùa, thổi inh ỏi những chiếc kèn nhựa vuvuzela nổi tiếng thế giới từ World Cup bóng đá 2010 do nước này đăng cai. Trên các phương tiện truyền thông khắp thế giới cũng đã xuất hiện hình ảnh những nhà lãnh đạo quốc gia, những chính khách nổi tiếng, những khách VIP lừng danh,… cười đùa vui vẻ với nhau trong lễ tưởng niệm ông Mandela. Nhưng tất cả họ đều có thái độ rất nghiêm trang, kính cẩn trong những nghi thức chính thức.

Nói gì thì nói, các chính khách luôn cảm thấy khó khăn, áp lực khi xuất hiện trong những sự kiện “tế nhị” như thế này. Họ phải giữ thái độ thật chừng mực và thích hợp. Thí dụ như hình ảnh hai nhà lãnh đạo quốc gia bắt tay chào hỏi nhau với những bộ mặt “đưa đám” hay “trầm trọng” có thể sau đó bị suy diễn là mối quan hệ giữa họ và giữa hai nước “có vấn đề” hay bị sử dụng làm những “minh họa không đúng bản chất sự việc”.

Một người bạn ở Mỹ nói với tôi rằng ông Obama là như vậy đó. Dân Mỹ chẳng lạ gì với những hành động “hồn nhiên như con nít” của vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Hình như biết mình “vừa phạm tội”, sau đó chẳng nề hà chi tới việc giữa bàn dân thiên hả cả thế giới nhìn vào, ông Obama đã hồn nhiên hôn tay phu nhân của mình. (Tấm ảnh này đã được David Clinch đưa lên tài khoản Twitter của mình). Liệu ai có thể giận lâu được một con người như vậy?

mandela-johannesburg-obama-selfie-twitter-131211

Riêng bản thân mình, tôi nhìn tấm ảnh chụp ba nhà lãnh đạo quốc gia Mỹ, Anh và Đan Mạch hí hửng chụp ảnh lưu niệm với nhau với những cảm xúc khác nhau. Là dân viết báo công nghệ, tôi thú vị khi trào lưu chụp ảnh với những thiết bị di động đã lên tới tận “thượng tầng kiến trúc” của xã hội. Là một con người, tôi tâm đắc với những khoảnh khắc đời thường của những người của công chúng. Và lẽ tất nhiên, sống ở trên đời vốn đa dạng và không chỉ có một mình ta, người ta cũng phải biết ứng xử sao cho phù hợp với mình, với người và với từng hoàn cảnh. Làm gì thì làm chớ đừng bao giờ có thái độ coi thường, khinh rẻ người khác. Nhưng bạn yên tâm đi, mai kia mốt nọ khi tới lượt hội ngộ cùng ông Mandela, tôi sẽ mát cái bụng nếu bạn có cười đùa vui vẻ tiễn đưa tôi. Tại sao lại không mừng vui cho người được trở về quê nhà đích thực của mình kia chớ? Hỗng lẽ lại có người ganh tị sao ta?

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Saigon 12-12-2013)

+ PHOTO: Những hình ảnh trong lễ tưởng niệm và vinh danh ông Nelson Mandela tại Johannesburg ngày 10-12-2013. (Nguồn ảnh: Internet. Thanks.)

SAFRICA -MANDELA-TRIBUTE

Thủ tướng Anh David Cameron, nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt, và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

SAFRICA -MANDELA-TRIBUTE

mandela-johannesburg-memorial-131210-01

mandela-johannesburg-memorial-131210-02-clintons

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, phu nhân Hillary và con gái Chelsea.

mandela-johannesburg-memorial-131210-03-ban-kimoon

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon.

mandela-johannesburg-memorial-131210-04-ireland-mary-robinson-desmond-tutu

Tổng giám mục Nam Phi Elder Desmond Tutu và nữ cựu Tổng thống Ireland Mary Robinson.

mandela-johannesburg-memorial-131210-04-ireland-mary-robinson-desmond-tutu-2

Tổng giám mục Nam Phi Elder Desmond Tutu và nữ cựu Tổng thống Ireland Mary Robinson.

mandela-johannesburg-memorial-131210-05

mandela-johannesburg-memorial-131210-06

mandela-johannesburg-memorial-131210-07

mandela-johannesburg-memorial-131210-08

mandela-johannesburg-memorial-131210-09

mandela-johannesburg-memorial-131210-10

mandela-johannesburg-memorial-131210-11

mandela-johannesburg-memorial-131210-12

mandela-johannesburg-memorial-131210-13

mandela-johannesburg-memorial-131210-14

mandela-johannesburg-memorial-131210-15-tutu

Tổng giám mục Nam Phi Elder Desmond Tutu.

mandela-johannesburg-memorial-131210-16

SAFRICA-MANDELA-MEMORIAL

Nữ diễn viên Nam Phi Charlize Theron.

SAFRICA-MANDELA-TRIBUTE

Ông Obama và phu nhân Graca Machel, quả phụ của ông Mandela.

Late South African president Nelson Mandela death memorial...epa

Hai cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, George W. Bush và con gái Chelsea của ông Clinton.

U.S. President Obama greets Cuban President Castro at the memorial service for Mandela in Johannesburg

mandela-johannesburg-obama-131210-01

mandela-johannesburg-obama-131210-02

mandela-johannesburg-obama-131210-03

mandela-johannesburg-obama-131210-04

mandela-johannesburg-obama-131210-05

mandela-johannesburg-obama-131210-06

mandela-johannesburg-obama-131210-07

mandela-johannesburg-obama-131210-08

mandela-johannesburg-obama-131210-09

mandela-johannesburg-obama-selfie-131210

mandela-johannesburg-obama-selfie-131210-b

mandela-johannesburg-obama-selfie-131210-c

mandela-johannesburg-obama-selfie-131210-d

mandela-johannesburg-obama-selfie-131210-e

mandela-johannesburg-obama-selfie-131210-f