Thứ Hai ngày 07 tháng 10 năm 2024

Máy tính bảng chỉ nên là một công cụ hỗ trợ tùy chọn cho học sinh

 

 

Ông Phạm Hồng Phước, một người tự giới thiệu là người đam mê công nghệ, đã có trao đổi với VietNamNet về đề án máy tỉnh bảng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 của Sở GD- ĐT TP.HCM. Ông là thành viên trong nhóm sáng lập và nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí e-CHÍP, chủ biên của Siêu Thị Số e-magazine và trang tin công nghệ Media Online. Ông cũng là Hiệp sĩ CNTT và đoạt Giải thưởng Most Valuable Professional của Microsoft toàn cầu suốt 8 năm liền (2007-2014)

 

Ông Phạm Hồng Phước cho biết:

140830-phphuoc-03-2000

Giá như đừng đưa ra thì hơn…

Trước hết, tôi không dám lạm bàn về toàn bộ đề án đổi mới giáo dục dành cho 3 lớp đầu cấp tiểu học, mà chỉ đề cập tới việc trang bị máy tính bảng cho học sinh các lớp này. Thật ra, không cần phải dùng tới những từ “âm vang” như “cải cách”, “đổi mới”… mà chỉ cần đơn giản là “chấn chỉnh” lại cách dạy và học hiện nay cho nó thật đúng đắn và khoa học với việc đặt học sinh làm đối tượng chủ là đã trên cả tuyệt vời rồi.

Riêng về phần đề án trang bị máy tính bảng cho học sinh này, nói thật lòng, giá như cơ quan quản lý giáo dục đừng nên đưa ra thì có lẽ tốt cho tất cả hơn. Bởi lẽ, theo thiển ý của tôi, ngay từ cách tư duy, đặt vấn đề đã có nhiều bất cập rồi.

Thứ nhất, việc chọn đối tượng áp dụng của đề án là học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 thuộc các trường công lập trên địa bàn thành phố là không phù hợp. Đây là lứa tuổi các em mới bắt đầu vào ngưỡng cửa giáo dục phổ thông, cả về tâm sinh lý lẫn nhu cầu đều cần sự tương tác mật thiết giữa thầy cô và học trò để vừa làm quen với chuyện học hành, vừa tạo những nền tảng đầu đời cho quá trình định hình nên con người. Thế giới đã có nhiều nghiên cứu và khuyến cáo không nên để các trẻ em tiếp xúc quá sớm với công nghệ. Thiết bị công nghệ chỉ được xem là một công cụ bổ trợ hoặc là một món đồ chơi công nghệ cho trẻ.

Chẳng hạn, các cháu từ lớp 1 đến lớp 3 là lứa tuổi cần được rèn luyện về nhân cách và những thói quen học hành. Không phải vô duyên cớ mà ngay từ xa xưa người ta đã phải dạy cho những người mới đi học cách cầm bút và tập viết từng con chữ. Việc tập cầm bút, làm quen với vở ô ly, rèn chữ nét thanh, nét đậm,… đều có ý nghĩa sư phạm, không chỉ để trẻ biết đọc biết viết mà còn để dạy trẻ làm người. Ông bà mình đã đúc kết: nét chữ, nết người. Thậm chí có thể nhìn nét chữ của một người mà ta có thể biết được phần nào tính cách của người đó. Ngay cả việc rèn từng nét chữ trên trang tập kẻ ô ly cũng giúp trẻ có được ý thức tuân thủ phép tắc, lòng nhẫn nại, óc thẩm mỹ,… Có người sẽ nói rằng: trẻ tập viết trên máy tính bảng cũng được và ngay cả bây giờ hầu như người ta đều soạn thảo, làm việc trên máy tính, có cần viết tay đâu. Cách nghĩ như vậy không phải hoàn toàn đúng. Cho dù thực tế là trong thời đại số và tự động hóa này, người ta ngày càng ít phải dùng tới giấy bút, nhưng điều đó không có nghĩa là người ta không bao giờ cần phải viết. Ngay cả ở các nước công nghệ phát triển lâu nay người ta vẫn phải tập viết cho trẻ kia mà. Hơn nữa, như tôi đã nói ở trên, việc tập viết cho trẻ không chỉ là để dạy trẻ biết viết.

Rồi còn nhiều thứ khác trong những năm học đầu đời mà trẻ cần phải tích lũy được từ sự tương tác giữa người và người trong trường lớp.

Tôi không lạm bàn về các yếu tố khoa học trong vấn đề này. Chỉ đưa ra một kinh nghiệm thực tế là trẻ chép bài học vào tập luôn nhớ lâu hơn là chỉ học trên sách in sẵn.

Ngoài ra thể chất, tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này không thích hợp với việc tiếp xúc thiết bị công nghệ trong thời gian quá lâu. Bên cạnh đó, liệu có máy tính bảng nào đủ độ bền để chịu đựng nổi với tính hiếu động của trẻ? Máy tính bảng là một thiết bị nhạy cảm, rất dễ hỏng hóc cả về phần cứng lẫn phần mềm.

Chưa kể tới yếu tố xã hội. Nếu không bỏ quên thiết bị, trẻ em cũng dễ dàng trở thành mồi ngon cho những kẻ xấu khi trong chiếc balô, chiếc cặp của mỗi em đều có một chiếc máy tính bảng.

Thứ hai, đề án không hợp lý, hợp tình và hợp thời ở chỗ quy định bắt buộc các phụ huynh phải mua máy tính bảng cho con (trừ học sinh thuộc diện chính sách được ngân sách địa phương hỗ trợ).

Với điều kiện cuộc sống của người dân hiện nay, cho dù ở ngay nội thành đi nữa, việc bắt tuyệt đại đa số phụ huynh phải bỏ ra một khoản tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng để mua máy tính bảng cho con học (chưa kể đủ thứ  chi phí phát sinh đi kèm) là không tưởng (nếu không muốn nói là có phần nhẫn tâm với họ). Thực tế cho thấy, việc đóng vài trăm nghìn đồng tiền học cho con đối với nhiều gia đình cũng rất khó khăn, chật vật rồi. Ngay cả ở nước Mỹ, mức sống người ta cao vòi vọi mà chẳng ai dám nghĩ tới chuyện bắt buộc phụ huynh phải mua máy tính cho con đi học. Chớ nên lợi dụng chủ trương đúng đắn “xã hội hóa” để biến phụ huynh thành những “bầu sữa” thơm tho, ngọt ngào cho một thiểu số nào đó hưởng lợi. Nếu ngân sách là tiền thuế của dân, tiền của phụ huynh là mồ hôi nước mắt của họ và là sự sống của cả gia đình. Cho dù phụ huynh nào có may mắn rủng rỉnh hầu bao, tiền đó cũng là của gia đình họ chớ không phải để dành cho ai đó nọ kia!

Điểm bất cập thứ ba của đề án là tham vọng biến máy tính bảng, sách giáo khoa điện tử thành công cụ học tập chính thức, thay thế cho cách dạy và học truyền thống. Ở nước ngoài, máy tính trong nhà trường chỉ là phương tiện để thầy trò kết nối Internet, trao đổi, tương tác với nhau, học bài hay tham khảo trên mạng. Sách giáo khoa điện tử vẫn chỉ là một công cụ học tập bổ trợ, và thực chất nó chỉ đơn giản là một hình thức khác của sách giáo khoa mà thôi. Ngay cả các sinh viên Mỹ học những chuyên ngành khoa học – kỹ thuật giờ đây vẫn phải vác lên giảng đường những cuốn sách giáo khoa dày cộm.

Thêm một lý do nữa,các trường học hiện đã được trang bị nhiều thiết bị công nghệ cao như bảng tương tác, máy chiếu,… nhưng liệu đã phát huy được tới chừng nào? Đã có đánh giá rút kinh nghiệm từ những sự đầu tư phải nói là “khủng” cho ngân sách và “nặng” cho phụ huynh này chưa? Công chúng cần nhận được những báo cáo đánh giá khoa học cho thấy việc trang bị công nghệ cao cho nhà trường trong thời gian qua đã thật sự đem lại hiệu quả hay chỉ là những sự lãng phí lớn. Một khi cơ quan hữu trách chưa giải quyết rốt ráo được các vấn đề này, việc đưa ra hết đề án này tới dự án khác dễ bị suy diễn không phải thật sự có mục đích nâng cao chất lượng giáo dục.

 

Phân biệt tùy thích chơi và bắt buộc học

VNN: Nếu như đề án được thông qua, học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 phải sử dụng máy tính bảng học với một lượng thời gian vô cùng lớn, ông có thể cho biết hệ lụy của vấn đề này? 

Hậu quả đầu tiên là đôi mắt của trẻ. Tôi dám “cá” sau một học kỳ, các tiệm bán mắt kính ở thành phố sẽ không đủ hàng cho các cháu.

Thứ hai, là biến các cháu sẽ trở thành con người máy móc. Máy tính chỉ là một phần trong cuộc sống công nghệ. Trong khi lâu nay các nhà nghiên cứu tìm mọi cách để năn nỉ người lớn giảm bớt thời gian ngồi trước các loại màn hình đi mà dành nhiều thời gian hơn cho những mối tương tác trực tiếp giữa con người với nhau. Ở lứa tuổi măng non này, việc lạm dụng công nghệ sẽ làm ảnh hưởng nặng tới sự trong sáng, thơ ngây của trẻ.

Giáo dục là nền tảng của tất cả mọi lĩnh vực xã hội. Giáo dục có sứ mạng đào tạo ra con người vừa có tính người, vừa có kỹ năng sống. Trong giáo dục, quan trọng nhất là tính tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò, tương tác trong trường lớp và tương tác với tình người, điều đó sẽ tạo nên nhân cách. Đừng bao giờ nghĩ trẻ em là một người lớn thu nhỏ.

 

VNN: Có ý kiến cho rằng rủi ro lớn nhất là không chịu đổi mới, theo ông nên xem đề án máy tính bảng như một chương trình đổi mới sách giáo khoa, nâng cao chất lượng dạy học?

Đổi mới thì cũng có 1001 cách đổi mới. Tôi tin rằng mọi người đều ủng hộ và mong muốn đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ cao vào nhà trường càng sớm chừng nào, càng tốt chừng nấy. Các phụ huynh yêu thương con em mình đều hiểu rằng công nghệ tiên tiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, có lợi cho tương lai con em họ. Chậm ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ ngày nào là ta càng gia tăng nguy cơ tụt hậu với cộng đồng thế giới. Vấn đề muôn thuở vẫn là ứng dụng như thế nào cho hợp lý, hợp thời, ứng dụng ra sao cho hiệu quả. Không thể lợi dụng danh nghĩa áp dụng khoa học – công nghệ để áp đặt một cách phản khoa học.

Nếu được ứng dụng một cách đúng đắn, máy tính bảng chính là một trong những phương tiện giúp nâng cao chất lượng dạy và học. Nhưng việc lạm dụng nó lại lợi bất cập hại. Hơn nữa, chẳng ai lại đi tin rằng thiếu máy tính bảng thì không thể đổi mới giáo dục hay không thể nâng cao chất lượng giao dục được.

 

VNN: Ông có thể nghĩ ra một mô hình nào nào có thể ứng dụng cộng nghệ cao vào dạy học cho các học sinh ở độ tuổi này?

Tại sao không là một mô hình lớp học thông minh, trong đó các em được sử dụng những thiết bị công nghệ cao, được kết nối với nhau qua mạng, được tham khảo mọi thứ tốt đẹp từ kho tàng tri thức chung của nhân loại, được vui chơi giải trí trên nền tảng công nghệ?

Ví dụ như trong giờ học địa lý, khi giảng về sa mạc, thầy cô có thể mở thiết bị công nghệ cho cả lớp cùng xem những phim ảnh sa mạc để các em có được một sự hiểu biết cụ thể và trực quan hơn. Rồi trong những giờ học các môn khoa học, các em có thể trải nghiệm được những tham khảo, thí nghiệm cụ thể.

Trong lớp học thông minh đầy tính tương tác đó, nếu như có điều kiện, nhà trường hay phụ huynh có thể trang bị một số máy tính cho cả lớp làm phương tiện học hành.

 

VNN: Ông nghĩ sao khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ở một lứa tuổi rất nhỏ nhưng các cháu đã được tiếp xúc với công nghệ, chơi trò chơi ở điện thoại, máy tính  ở nhà?

Phải công nhận rằng trẻ em ngày nay được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ cao từ rất sớm. Mới một vài tuổi, các cháu đã được chơi những món đồ chơi công nghệ rồi. Thậm chí đâu ít trẻ 3 hay 4 tuổi đã có thể chơi ngon lành trên chiếc smartphone hay máy tính bảng của phụ huynh.

Nhưng cần phân biệt giữa tùy thích chơi và ép buộc dùng. Nói thật, chỉ chơi với chiếc máy tính bảng thôi mà các em cũng có lúc chán rồi, nói chi tới chuyện phải sử dụng bắt buộc nó để học tập.

 

Về chuyện chiếc máy tính bảng của công ty AIC

VNN: Ông có thể cho biết về chiếc Smart Education nhãn hiệu AIC Group? Ông nghĩ sao giữa lúc Sở GD- ĐT TPHCM  công bố đề án máy tính bảng, công ty AIC là đơn vị tư vấn cho sở đồng thời có nhập về hàng ngàn chiếc máy tính bảng?

Thật ra, bất cứ chuyện gì cũng cần phải rõ ràng và công bằng, dựa trên những cứ liệu cụ thể. Theo tôi được biết, cái mức giá 900.000 đồng của một chiếc máy tính bảng (giá chào hàng gốc cho một chiếc và có thể rẻ thêm nếu mua số lượng lớn) chỉ là từ một người nói rằng mình được hãng nước ngoài chào hàng thiết bị với cấu hình tương tự như chiếc máy tính bảng Smart Education của AIC Group. Chưa ai xác định AIC mua máy tính bảng đó với giá bao nhiêu. Ngoài ra, Công ty AIC có quyền nhập máy tính bảng nào đó về, in logo của mình lên rồi bán hay làm chuyện gì là quyền hợp pháp của họ. Họ bán mắc hay rẻ hoặc thậm chí tặng cho ai cũng là chuyện của họ.

Thí dụ, với tư cách một công ty tư vấn đề án, AIC có thể nhập một số thiết bị về, cài đặt phần mềm vào rồi làm công cụ cho người ta thử nghiệm. Chẳng ai cấm chuyện đó.

Nhưng người ta sẽ phải đặt vấn đề nếu như mọi chuyện không dừng lại ở đó.

Thật ra, trong đề án có đưa ra tới 5 tùy chọn máy tính bảng với những cấu hình và giá tiền khác nhau từ 7.85 inch tới 10.1 inch mà rẻ nhất là 3 triệu đồng và đắt nhất là 5 triệu đồng. Tôi nghe nói, các tùy chọn thiết bị này được tham khảo từ một hãng điện tử nổi tiếng. Và trong đề án hoàn toàn không nêu cụ thể một thương hiệu thiết bị nào. Trong thực tế, cùng với những cấu hình giống nhau, giá cả thiết bị sẽ khác nhau một trời một vực tùy theo nhà sản xuất. Thí dụ, một chiếc máy tính bảng 7.85 inch của hãng này chỉ dưới 1 triệu đồng trong khi của hãng khác lại tới vài ba triệu đồng. Điều này cũng chỉ là bình thường trên thị trường.

Nếu như dự án này được thông qua bằng mọi giá, khi phục huynh bị bắt buộc phải mua những chiếc máy tính bảng với giá quá bất hợp lý, công chúng chắc chắn sẽ không chịu để yên. Đồng tiền nối liền khúc ruột mà.

Lẽ tất nhiên, doanh nghiệp nào cũng muốn kiếm được nhiều lợi nhuận, bán được nhiều hàng, và tùy theo cách làm ăn mà có thể làm đủ mọi cách để đạt được mục đích của mình. Chính vì thế mới cần tới chức năng gác cổng của những cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý ngành.

Cuối cùng, xin cho tôi được nói một lời từ tận đáy lòng mình rằng: đừng bao giờ có ý tưởng đưa máy tính vào nhà trường, thậm chí ngay cả bậc đại học, theo tư duy là một công cụ học tập bắt buộc cho học sinh, sinh viên mà phụ huynh phải tự bỏ tiền ra mua cho con em mình được tiếp tục đến trường. Máy tính chỉ nên là một trong những phương tiện trợ giúp cho việc dạy và học được tốt hơn thôi. Việc bắt buộc mỗi học sinh phải mua một máy tính và việc tạo điều kiện cho các học sinh có thể tiếp cận với máy tính là hai vấn đề có cùng mục đích nhưng hoàn toàn khác nhau về cách thực hiện.

 

LÊ HUYỀN

(VietNamNet 31-8-2014)

+ Có thể đọc bản trên báo điện tử Việt Nam Net

 

 

Ý kiến bạn đọc (57)

lxl19 giờ trước

đồng tình bài viết trên

Đỗ Lan Anh 6 giờ trước

Đề án này mà mang ra áp dụng thì đúng là một”thảm họa”cho cả gv,cả hs và cả phụ huynh (Tôi là một gv tiểu học,vậy mà khi nói đến chuyện đề án này,tất cả gv đều phản đối vì thiếu thực tế,không khả thi.)Cảm ơn ông Phạm Hồng Phước!

dinh duc2 giờ trước

Bác rất hiểu về tâm lý sư phạm nên phán chuẩn: trẻ em không phải người lớn thu nhỏ lại.

Lê Hoàng08:37 Thứ hai

Xin mọi người trong ngành giáo dục hãy xem lại vụ “Bảng thông minh” đã được đưa vào nhà trường, có cái bảng giá tiền đến cả trăm triệu đồng (cách đây gần 5 năm đấy). Nhưng hôm nay đã đưa vào kho lưu trữ để làm đồ cổ rồi. Thậm 

doandu16:16 Chủ nhật

Hien nay, huyen dong trieu tinh quang ninh chung toi cung thi nghiem o lop 3. May tinh bang 5tr mot cai, may chieu vat the 30tr, muc giang thong minh cho giao vien 15tr, tu nap may tinh bang 40chieu 6tr…. Ve ma xem huyen toi doi moi. Hay lien 

Xuan thinh18:44 Chủ nhật

Giải thích quá thực tế xin cam ơn ông

Trần Thanh Ân19:55 Chủ nhật

Tôi xin đưa ra một câu chuyện có thật để minh chứng cho sự khác biệt giữa nền giáo dục Mỹ và Việt Nam hiện nay. Cha tôi năm nay 78 tuổi. Trước đây ông là giáo viên cấp hai. Anh em chúng tôi đều do cha dạy. Vậy mà bây 

Trần Hoài Nam20:31 Chủ nhật

Cảm ơn tác giả. Một bài viết rất hay.

nguyen hung21:05 Chủ nhật

Độc giả Lư Phước Hùng vì sao mà không hiểu ý nghĩa bài báo trên nhỉ? Rõ ràng là học sinh lớp 1 đến 3 là thời kỳ hình thành nhân cách con người, với lại tất cả mọi thứ đối với lứa tuổi này là bắt đầu khám phá. 

504KG21:57 Chủ nhật

Ý kiến rất đúng. Nếu cho các em tiếp xúc máy tính như vậy sẽ han chế khả năng viết chữ, rèn luyện ngữ pháp tiếng Việt , ngôn ngữ tiếng Việt sẽ biến đổi xấu.

Minh Toàn00:15 Thứ hai

Phân tích đi phân tích lại làm gì khi mục đích của các vị đưa ra đề án này ai cũng biết. 4000 tỉ đồng nếu áp dụng thì các ông được không ít. Người giàu ở VN phần nhiều là vơ vét tiền công, tiền của hàng triệu người đóng 

Nguyễn Bình06:46 Thứ hai

Tôi giảng day CNTT và luôn nói với học trò là nếu không biết tính toán với tờ giấy và bút thì đừng có tính toán gì trên máy tính; tương tự, nếu không biết vẽ bằng tay thì đừng khoe những hình vẽ bằng máy tính của mình. Những người 

nGUYEN qUANG vINH08:03 Thứ hai

Bai viet lat chinh xac thau tinh dat ly va rat khoa hoc . Toi hoan toan ung ho . Xin cam on hiep si .

Tôn nữ thị Vân08:36 Thứ hai

Bài viết rất hay rất đúng và rất xác thực

Nguyễn Thanh Hiếu09:05 Thứ hai

Tôi và tất cả các phụ huynh học sinh trên Toàn TP.HCM,,,,chân thành cảm ơn ông Phước !,,,,, Dù gì vẫn chưa là quá muộn,,,tiếc 1 điều là tốn nhiều tiền của của dân vào việc họp hành, hội thảo,,,bàn bạc,,,,,và tốn cả giấy mực của giới báo chí nữa cho cái đề án bất lâu nay,,,,mong rằng đừng có 1 đề án nào như thế nữa ,,,,

Cao Van Bang11:23 Thứ hai

Tôi rất đồng tình với ông Phạm Hồng Phước. Đừng mượn chiêu bài đổi mới giáo dục để che đâỵ cho mục đích kiếm tiền, trục lợi của một số vị.

buihongphuc16 giờ trước

Có hơi hướng hoa hồng!

le tan hoa14 giờ trước

Người lớn nên kiếm tiền sạch bằng cách khác . Chớ dùng trẻ em làm chuột bạch vì khi dùng máy tính bản sớm có thể các cháu bị mù.

Huu Dinh3 giờ trước

Tôj hoàn toàn hoan nghênh Ông Phạm Hồng Phước !

Thinh Nguyen22 giờ trước

Hay quá. Ông này phân tách rất hợp lý.

tung22 giờ trước

Việc đưa máy tính bảng vào bậc tiểu học là một sai lầm rất lớn. Trẻ em muốn phát triển tốt cần có tương tác vật lý từ môi trường, tư duy trước hết phải đi từ hoạt động tay chân chính là sự vận động, không thể thông qua thế 

HOÀNG XUÂN HỮU09:27 Thứ hai

Chúng ta không trách cứ những nhà kinh doanh, đó là cái nghề và công việc của họ mà pháp luật không cấm, nghe ngóng ở đâu có nhu cầu thì họ sẽ tiếp cận. Chúng ta trách cho những nhà làm giáo dục, nơi sản sinh những hạt giống , 

Hà Thành05:12 Thứ hai

TẬN SÂU THẲM, TÔI MONG MUỐN ĐƯỢC GỬI ĐẾN ÔNG PHẠM HỒNG PHƯỚC LỜI CÁM ƠN TRÂN TRỌNG NHẤT CHO NHỮNG TÌNH CẢM CHÂN THÀNH MÀ ÔNG ĐÃ DÀNH CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM-TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC, NHỮNG ĐIỀU ÔNG NÓI RA RẤT PHÙ HỢP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN 

Trần Thanh Ái20:44 Chủ nhật

Cám ơn tác giả ! Bài trả lời phỏng vấn thật là xác đáng, mặc dù người trả lời rất khiêm tốn.

Trịnh Hòa Bình14:34 Chủ nhật

Giám đốc sở giáo dục TP Hồ Chí Minh nếu có tự trọng nên từ chức sau khi đọc bài này. Rất mong các tham mưu của các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước chuyển bài này tới các vị lãnh đạo cao cấp để có phương pháp cứu cả 

Trần Trọng08:47 Thứ hai

@Trịnh Hòa Bình: kể cả ông Bộ trưởng Bộ giáo dục cũng nên đọc bài này và ý kiến của bạn đọc nữa! Chao ơi, giáo dục sao mà buồn quá!

tan14 giờ trước

@Trịnh Hòa Bình: Bài viết ngắn gọn nhưng rất hay. Tôi ủng hộ ý kiến này

tuấn khương15:13 Chủ nhật

Bài viết rất đúng, rất trúng và rất kịp thời. Đừng lợi dụng danh nghĩa “đổi mới giáo dục” mà trục lợi.

dung@sgon15:13 Chủ nhật

Cải tiến thành…cải bắp.

Lư Phước Hùng15:25 Chủ nhật

Bài viết trúng trên nền tảng phiến diện của Ông Phước-hiệp sĩ CNTT cũng cần được xem xét, rút ra kinh nghiệm. Cũng không trách Ông Phước được vì Ổng không phải là người lãnh đạo, quản lý, điều hành toàn diện một ngành hoặc đất nước. Đất nước VN lạc 

Phố cổ Loa19:12 Chủ nhật

@Lư Phước Hùng: Cái gì mà trách với không trách ông Phước. Ông ấy nói vậy là còn nể nang lắm. Những kẻ thiếu tài, thiếu đức lợi dụng chuyện cải cách giáo dục để làm giàu bản thân, làm nghèo xã hội, làm hỏng thế hệ tương lai đất đáng bị lên án nặng nề hơn nữa kìa

PDT23:11 Chủ nhật

@Lư Phước Hùng: không hiểu ý bạn? phải chăng bạn phản đối ý kiến của ông Phước và ủng hộ đề xuất của Sở GD ĐT HCM??Bạn hãy nói lên lợi ích của việc trẻ lớp 1-3 dùng MTB hay SGK?

T. Lo08:04 Thứ hai

@Lư Phước Hùng: Cha biet ong muon noi gi.

eyesore23:12 Chủ nhật

@Lư Phước Hùng: Bạn phát biểu thật vô trách nhiệm. Có chỗ nào trong phần trả lời của ông Phước mà bạn không hiểu? Hay cố tình không hiểu? Nói như thế chắc bạn là lãnh đạo?

Thanh Hà15:30 Chủ nhật

Ý kiến quá đúng!. Cảm ơn ông Phước

Quang Minh16:22 Chủ nhật

Đây là hình thức lợi dụng chức trách bán hàng ăn hoa hồng…bán máy là một chuyện còn hiệu quả,hậu quả ra sao thì hạ hồi phân giải…gia đình,xã hội thiệt hại chứ mấy bác ấy chỉ có lợi.

Tran xuan khuong01:16 Thứ hai

@Quang Minh: chính xác như thế!

 tu nguyen16:46 Chủ nhật

Cám ơn những ý kiến của Ông Phạm Hồng Phước, rất hay và xác thực.

Điên Tình17:04 Chủ nhật

Chả biết là Sở giáo dục TPHCM và Bộ Giáo Dục có ai đọc bài viết này hay không?

Tuấn Ngọc20:34 Chủ nhật

Có đọc mà chả hiểu ông ấy viết về cái gì.

Nguyễn Huy17:01 Chủ nhật

Bài viết rất đúng của Hiệp sĩ công nghệ thông tin

Hoa nguyen16:54 Chủ nhật

Nếu dự án này thành sự thật sẽ là thảm hoạ.

Nguyễn thị Hoa16:42 Chủ nhật

Tôi mà làm bí thư thành ủy hoặc chủ tịch UBND tp HCM tôi cách chức ngay ông giám đốc sở giáo dục này.

Hằng Thúy05:18 Thứ hai

@Nguyễn thị Hoa: đúng vậy, vì chúng ta không phải ông ấy, nên chúng ta với có thể cắt chức được, nếu chúng ta là ông ấy, chúng ta sẽ bỏ dự án này và thêm những dự án hàng ngàn tỉ khác, hoa hồng với to 😀

 Triết19 giờ trước

@Nguyễn Thị Hoa: khổ lắm bạn ơi, người ta gốc bự!

 thanh thúy dung15:38 Chủ nhật

Bài viết quá hay. Mong mấy vị tiến sĩ của sở giáo dục thành phố hãy đọc bài viết này để nâng tầm hiểu biết của mình

Phạm Cương15:25 Chủ nhật

Bài viết rất hay. Nhưng ông có biết mỗi máy tới tay các cháu họ bỏ túi được bao nhiêu không? 900 nghìn đồng/máy (đầu vào) đầu ra là từ 3 triệu – 5 triệu/máy.

Hieu Giang15:21 Chủ nhật

Tại sao sở GD ,ngay một quan chức thành phố thể hiện quyết tâm còn cho rằng đó vì thực hiện chủ Trương đổi mới toàn diện và dựa đề xuất của HS .Vậy sao họ không biết lắng nghe công luận nhỉ, hay vì một lợi ích nào khác to hơn sự nghiệp trồng người.

T. Lo08:09 Thứ hai

@Hieu Giang: Ban da tra loi rui do ban oi..

Hoàng Nguyên Độ15:17 Chủ nhật

Ông Phạm Hồng Phước phân tích rất khoa học.

Le My Phuong15:07 Chủ nhật

HTV9 tối thứ bẩy 30/8 đã có một chương trình ủng hộ máy tính bảng rất nhiệt tình. Trong đó có cả phát biểu ủng hộ của nhiều nhà quản lý giáo dục, cũng rất nhiệt tình. Xin quý vị hãy nói thật lòng mình, đừng vì o ép của lãnh 

dương15:02 Chủ nhật

Muốn thêm nhiều cháu thất học, bị tật về mắt thì hãy cố thực hiện đề án này…

Nguyễn Thanh Đức15:02 Chủ nhật

Dường như các nhà quản lý GD của VN ít quan tâm đến khoa học sư phạm trong điều kiện VN. Họ luôn rất nhanh nhạy và lợi dụng những chủ trương của Đảng và Nhà nước về GD-ĐT để làm ăn kiếm tiền vào túi phe nhóm . Nếu các 

le hoang vu13:48 Chủ nhật

Mong sao mấy ông quản lý giáo dục đọc bài viết này và đừng mang con em tôi ra làm vật thí nghiệm hoặc trục lợi bắt phụ huynh phải bỏ tiền mua máy tính bảng.

Nguyên Phan13:35 Chủ nhật

Một nước lạc hậu mà bày trò cho học sinh lớp tiểu học học bằng máy tính bảng . Trong lúc các nước tiến bộ khác vẫn cho học sinh học theo truyền thống. Hay là các vị ở trên có ai sản xuất được máy tính bảng mà không bán được nên dúi cho các cháu.

Trịnh Tiểu Loan13:35 Chủ nhật

Việt nam nét thường có những bài rất hay và kịp thời. Nếu được xin mạn phép gợi ý tìm cách nào đó gửi bài này đến các vị ủy viên trung ương đảng và các đại biểu Quốc hội , vì sợ rằng không phải ai cũng quan tâm thiết 

binh an12:31 Chủ nhật

Bài viết rất đúng