Thứ Sáu ngày 19 tháng 4 năm 2024

Một kiểu làm báo đáng quan ngại

Thú thật, tôi không thể tin vào mắt mình khi được một số bạn bè chia sẻ ảnh chụp màn hình một bài vừa được một tờ báo chính thống đưa lên sáng nay 10-5-2020 về bà mẹ của một người bị tuyên án tử hình. Sợ bị fake news, tôi vào báo điện tử này kiểm tra. Không thấy bài này. Chỉ có một bài – cũng dạng ý kiến bạn đọc – xuất bản ngày hôm qua, 9-5-2020, ca ngợi sự xả thân để tìm cách cứu con của người mẹ này.

Tuy nhiên, trong bộ nhớ đệm (cache) của công cụ tìm kiếm trên Internet vẫn còn lưu giữ cái bài đó.

Tôi không thể (hay không dám) hiểu được vì sao người ta lại làm báo như vậy? Phải chăng đây là kiểu truyền thông 50-50, hôm nay khen, ngày mai chê.

Vá càng không thể hiệu được khi bài như thế lại được xuất bản ngày trong Ngày của Mẹ, ngày được dành để tôn vinh các bà mẹ.

Đành rằng thế gian 9 người 10 ý, không phải không có những người do nhãn quan, góc nhìn, nhận thức mà có loại ý kiến như vậy. Đành rằng báo chí là cơ quan ngôn luận, cần trung lập, là nơi mọi người có thể thể hiện các ý kiến riêng của mình, dù đập nhau chan chát và toang toác. Nhưng báo chí còn có chức năng hướng dẫn dư luận, phải có năng lực biết phân biệt đúng sai, phải trái, và phải biết chọn cái nào nên hay không nên đăng. Không thể lập luận rằng báo chí phải để cho mọi người muốn nói gì thì nói. Thử hỏi báo có dám đăng những lời phê bình, chỉ trích nhà nước không? Báo có quyền lựa chọn ở đó.

Thực tế trong xã hội không phải không có những người mẹ yêu con “mú quáng” (theo cách đánh giá của người khác), bất chấp đúng sai. Nhưng nhiều khi ta phải đầu hàng trước tình mẹ yêu con. Còn trong trường hợp cụ thể này, tôi tin vào tình yêu của người mẹ tử tù này. Không ai yêu con bằng chính người mẹ – người đã mang nặng đẻ đau và trực tiếp dưỡng nuôi con. Người mẹ náo có thể dửng dưng, chịu nối khi con mình đang phài đứng trước cửa sinh tử – nhất là khi đã dài tới 12 năm. Bản thân đây lại là một vụ kỳ án 12 năm, còn nhiều tranh cãi và có những điểm mù.

Cũng may là biết sai biết sửa. Ngay sau khi bị dư luận phản đối, tòa soạn đã cho gỡ bài này. Tuy nhiên, nó vẫn cho thấy một kiểu nhận thức và một kiểu làm truyền thông thiệt đáng quan ngại sâu sắc.