Thứ Sáu ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tía con tôi học đánh vần ra sao?

Một số bạn cưng trên Cõi Phây biết tôi thuộc hệ số 8 nhiều chuyện (talkactive) đã biểu tôi thử “trên tay” hay “preview” mấy cái hình khối tròn vuông giác hỗm rày biến thành một trend trên mạng. Tôi lượng sức mình là kẻ có trình độ thấp ngang level mà bà con nông dân Nam bộ trước đây gọi là “rút rơm trâu ăn mê”, cũng chẳng phải là nhà chuyên môn ngôn ngữ học, có nói gì thì cũng giống như bao la bạn bè khác hỗm rày múa phím thôi.

Mà thiệt ra, tôi chỉ đơn giản coi đó như một trong các phương pháp mà giáo viên bày ra để giúp trẻ vỡ lòng hiểu rằng mỗi tiếng, mỗi chữ trong tiếng Việt hoàn toàn tách rời nhau. Cũng na ná như chuyện dùng những chiếc que để tập đếm. Ở đây, tôi không phân tích sâu có cần như vậy không. Theo tôi nghĩ, cách dạy trực quan này có vẻ hợp với những dân tộc không có chữ viết hay không thuộc hệ chữ Latinh, cũng như những trẻ không có nhiều điều kiện tiếp xúc với các chữ viết. Tôi cũng không thể kiểm chứng để xác định sách dạy vỡ lòng của Trung Quốc dùng kiểu hình khối tương tự có trước hay sau bộ sách tiếng Việt CNGD, từ đó suy ra ai học từ ai. Chỉ có điều, chữ Việt và chữ Hoa đều thuộc nhóm ngôn ngữ đơn âm; riêng chữ Việt có lẽ là chữ Latinh đơn âm hiếm hoi trên thế giới. Lại có người đưa ra hình ảnh dẫn chứng tiếng Anh cũng được dạy ghép bằng những khối hình Lego. Nhưng cần phân biệt rõ chữ Anh thuộc hệ đa âm, chữ Việt là hệ đơn âm.

Vì thế, tôi chỉ xin nhiều chuyện kể chuyện tía con tôi học tiếng Việt.

Xin mời đọc nội dung trên MediaOnline.