Chủ nhật ngày 28 tháng 4 năm 2024

Khảo sát mới của Agoda về “Phụ nữ tại môi trường làm việc Châu Á”

Theo Khảo sát “Phụ nữ tại môi trường làm việc Châu Á” (Women in the Workplace: Asia) được nền tảng dịch vụ du lịch online Agoda thực hiện lần đầu tiên, sự công khai minh bạch về cơ hội phát triển, môi trường làm việc linh hoạt, và khả năng tiếp cận các cơ hội là ba yếu tố cấp thiết nhất mà các công ty cần áp dụng để tạo ra môi trường làm việc đa dạng về giới tính hơn. Những yếu tố này được đánh giá cao hơn cả nhu cầu trả lương không phân biệt giới tính và sự hỗ trợ nuôi dạy con nhỏ. Khảo sát này được thực hiện tại 10 thị trường Châu Á với sự tham gia của 12.000 người.

Dữ liệu thu thập cho thấy sự khác biệt quan điểm liên quan đến tuổi tác nhiều hơn là theo giới tính. Về tổng thể, sự công khai minh bạch về cơ hội phát triển đứng đầu bảng. Tuy nhiên, khi phân tích giữa các nhóm tuổi, chỉ có 38% nhóm 18-24 tuổi đồng ý với quan điểm này, trong khi tỷ lệ này là 49% ở những người ở nhóm trên 55 tuổi.

Các yếu tố ưu tiên cũng xếp hạng khác nhau theo giới tính. Cụ thể, nhóm thuộc phi nhị nguyên giới (non-binary) quan tâm các yếu tố hòa nhập xã hội, hòa nhập nơi làm việc và sự cân bằng giới tính ở các vị trí cấp cao nhiều hơn so với những giới tính khác. Họ xem đó là những ưu tiên hàng đầu, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công việc. (Phi nhị nguyên giới là những người không xác định được giới tính rõ ràng, mang bản dạng giới không chỉ bao gồm nam hoặc nữ, có thể là sự kết hợp giữa cả hai giới).

Bà Eliana Carmel

Bà Eliana Carmel, Giám đốc Nhân sự (Chief People Officer) tại Agoda, cho biết những phát hiện này có ý nghĩa lớn đối với các nhà tuyển dụng đang muốn giữ chân nhân tài tại khu vực Châu Á. “Điều quan trọng nhất là phải tạo ra được văn hóa khiến mọi người cảm thấy được tôn trọng về mặt xã hội lẫn nghề nghiệp. Trong đó, như khảo sát đã chỉ rõ, sự công bằng về cơ hội phát triển, bao gồm khả năng thấy được những cơ hội sẵn có và khả năng tiếp cận các công cụ, chương trình đào tạo là các yếu tố được quan tâm. Các tổ chức và doanh nghiệp muốn tuyển dụng được nhân sự chất lượng cần phải đưa ra cho họ lộ trình nghề nghiệp, mục tiêu rõ ràng cũng như cho thấy đường hướng phát triển của doanh nghiệp như thế nào.”

Ba hành động cấp thiết để tăng cường sự bình đẳng giới

Xếp hạngTất cả các giớiNam giớiNữ giớiPhi nhị nguyên giới18-24 tuổi35-44 tuổi55+ tuổi
1Sự công khai minh bạch về cơ hội phát triển
(42%)
Sự công khai minh bạch về cơ hội phát triển
(43%)
Sự công khai minh bạch về cơ hội phát triển
(42%)
Hòa nhập xã hội (53%)Khả năng tiếp cận cơ hội
(40%)
Sự công khai minh bạch về cơ hội phát triển
(42%)
Sự công khai minh bạch về cơ hội phát triển
(49%)
2Môi trường làm việc linh hoạt
(39%)
Khả năng tiếp cận các cơ hội
(38%)
Môi trường làm việc linh hoạt
(41%)
Sự công khai minh bạch về cơ hội phát triển
(51%)
Môi trường làm việc linh hoạt
(38%)
Môi trường làm việc linh hoạt
(38%)
Môi trường làm việc linh hoạt
(39%)
3Khả năng tiếp cận các cơ hội (38%)Môi trường làm việc linh hoạt
(37%)
Khả năng tiếp cận các cơ hội
(38%)
Hòa nhập nơi làm việc (41%)Sự công khai minh bạch về cơ hội phát triển
(38%)
Khả năng tiếp cận các cơ hội
(38%)
Trả lương không phân biệt giới tính
(35%)

Rào cản vô hình vẫn còn tồn tại, một phần tư người tham gia khảo sát cho biết họ nghỉ việc vì lý do phân biệt giới tính

Gần một nửa số người tham gia khảo sát (46%) tin rằng vẫn còn tồn tại một rào cản vô hình đối với phụ nữ tại đất nước họ. Tỷ lệ đồng ý cao nhất là ở Việt Nam (63%), tiếp theo là Thái Lan (56%) và Đài Loan (53%). Philippines là quốc gia có tỷ lệ đồng ý thấp nhất (27%).

Khi tiến hành khảo sát sâu hơn, kết quả khảo sát cho thấy 41% nam giới và người thuộc nhóm phi nhị nguyên giới tin rằng rào cản vô hình vẫn còn tồn tại, ít hơn so với nữ giới (52%). Ngoài ra, các nhóm tuổi cũng có nhìn nhận khác biệt: nhóm tuổi 18-24 đồng ý quan điểm chiếm 53%, nhiều hơn nhóm người trên 45 tuổi (42% ).

Người lao động trong độ tuổi 18-24 có nhiều khả năng đã nghỉ việc hoặc biết ai đó đã nghỉ việc vì bị phân biệt đối xử giới tính. Cụ thể, 35% trong số họ cho biết đã nghỉ việc hoặc biết người nào đó đã làm điều này, so với 12% người trong độ tuổi từ 55 tuổi trở lên.

Môi trường làm việc cho phụ nữ đang có những thay đổi tích cực, đặc biệt là ở các thị trường đang phát triển

Gần 70% người tham gia khảo sát nhận định trong 5 năm qua, môi trường làm việc cho phụ nữ đã có nhiều chuyển biến tích cực (41% khẳng định chỉ cải thiện nhỏ, 28% tin rằng đã cải thiện mạnh mẽ); chỉ 8% người được hỏi cho rằng môi trường làm việc cho phụ nữ đi theo chiều hướng tiêu cực. Xét theo giới tính, 32% nam giới nhận ra sự tiến bộ vượt bậc, đối lập với 25% ở nữ giới và 24% ở người phi nhị nguyên giới. 42% phụ nữ cho rằng môi trường làm việc cho nữ cải thiện chưa đáng kể, so với 39% nam giới và 37% người không theo giới tính nào.

Những thay đổi về môi trường làm việc cho nữ giới hơn 5 năm qua

 NamNữPhi nhị nguyên giới
Cải thiện đáng kể32%25%24%
Cải thiện ít39%42%37%
Không thay đổi21%26%25%
Tệ ít5%5%12%
Tệ nhiều3%3%2%

Xét trên góc độ thị trường, dữ liệu cho thấy môi trường làm việc cho phụ nữ ở Nhật Bản và Hàn Quốc không mấy khả quan, với 57% người cho rằng không hề có sự thay đổi và 40% người khẳng định tình hình tệ hơn trong 5 năm qua. Ngược lại, môi trường làm việc cho phụ nữ ở Philippines (44% người được khảo sát ủng hộ quan điểm này),  Ấn Độ (36%), Indonesia (36%), Việt Nam (35%) và Thái Lan (28%).

Bà Eliana Carmel cho biết thêm: “Những thay đổi tác động tích cực đến nhân viên nữ trong môi trường làm việc thực tế cũng mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Mặc dù có thể vẫn còn tồn tại một vài cản trở vô hình, nhưng đó cũng không phải hoàn toàn là tin xấu, bởi vẫn có nhiều cải thiện tích cực đã diễn ra trên khắp khu vực, đặc biệt là ở các thị trường đang phát triển. Khảo sát cho thấy những người thuộc nhóm tuổi từ 18 đến 24 khó có thể chấp nhận việc bị phân biệt đối xử giới tính, bất kể là biểu hiện công khai hay trong cách suy nghĩ. Các tổ chức muốn thành công phải tạo được văn hóa cũng như môi trường không chỉ thúc đẩy bình đẳng giới, mà còn tích cực cổ vũ điều đó mỗi ngày, bằng cách bảo đảm rằng mọi người hiểu rõ về vai trò và cơ hội của mình, khuyến khích văn hóa tự do bày tỏ ý kiến, hay đơn giản là nâng cao tính công bằng qua việc đưa ra những phương thức làm việc linh hoạt để bảo đảm không nhóm nào bị thiệt thòi.”

Lợi ích của cân bằng giới trong hàng ngũ đại diện

Hai phần ba (66%) số người tham gia khảo sát ở các thị trường cho biết cân bằng giới thực sự quan trọng đối với họ, đặc biệt là với nhóm người từ 18 đến 24 tuổi (71%). Điều này cho thấy việc tạo dựng sự đa dạng giới tính ở các vị trí lãnh đạo đã trở nên ngày càng cấp thiết đối với các tổ chức. Theo kết quả khảo sát của Agoda, những lợi ích hàng đầu của việc bình đẳng giới là: tạo ra môi trường làm việc đa dạng (70%), thu hút và giữ chân nhân tài (63%), cải thiện kết quả kinh doanh (45%).

Bà Eliana Carmel nhận định: “Khảo sát ‘Phụ nữ tại nơi làm việc Châu Á’ của Agoda đã chỉ ra sự thay đổi về thái độ đối với các yếu tố nơi làm việc giữa các thế hệ. Việc thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt giữa các thế hệ tại nơi làm việc không chỉ là một lợi thế chiến lược mà còn là chìa khóa để mở ra sự đổi mới, thúc đẩy sự hợp tác và xây dựng môi trường làm việc phát triển dựa trên các quan điểm đa dạng. Khảo sát cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo đa dạng, đặc biệt là về đại diện giới tính ở các vị trí lãnh đạo, nhằm cải thiện môi trường làm việc hòa nhập, thu hút nhân tài và thúc đẩy thành công cho doanh nghiệp. Đây còn là nguồn tài nguyên tham khảo quý giá để tìm hiểu và thúc đẩy tính hòa nhập tại nơi làm việc trong bối cảnh kinh tế Châu Á năng động.”

H.Đ.M.

Nguồn do Agoda cung cấp.